CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.

Một phần của tài liệu Đề tài THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG (Trang 35 - 37)

- Giải pháp khắc phục tình trạng:

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.

1. Đánh giá thực trạng của hoạt động sản xuất: 3 tiêu chí.

1.1. Bền vững về môi trường.

- Hiện nay, nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Kiên Giang ngày càng phát triển, góp phần

cung cấp thủy sản để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên việc nuôi trồng thủy sản không chỉ có những tác động có lợi với môi trường mà còn có những tác động có hại tới môi trường nơi nuôi trồng.

- Về lợi ích, việc phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản đã giúp khai thác hiệu quả

các điều kiện tự nhiên, các hệ sinh thái ven biển như đầm phá, hệ sinh thái vùng của sông, hồ, cửa biển. Nuôi trồng thủy sản còn giúp giảm thiểu việc đánh bắt thủy sản tự nhiên, góp phần phục hồi lại nền sinh thái dưới nước cũng như tạo điều kiện để các loài thủy sản quý phục hồi và phát triển.

- Bên cạnh đó, hoạt động thủy sản phát triển cũng dẫn đến một số vấn đề đáng lo ngại

về môi trường. Một trong những vấn đề đó là việc lạm dụng và xử lý các loại hóa chất cấm, độc hại bị cấm sử dụng trong cải tạo và xử lý ao đầm; việc người dân cũng như doanh nghiệp “quên đi” công tác bảo vệ môi trường mà chỉ chú tâm cho phát triển kinh tế, không nhận ra hệ lụy cho môi trường là do ý thức của mình gây ra, đó là việc tuân thủ thực hiện xây dựng, vận hành sử dụng các công trình xử lý chất thải và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường không đảm bảo. Ngoài ra, tình trạng các hộ nuôi và cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa có ý thức trong việc cải tạo ao nuôi, xử lý bùn thải không đúng quy định, vừa gây nguy cơ lây lan dịch bệnh cho các hộ khác lấy phải nguồn nước ô nhiễm vào nuôi, vừa gây ô nhiễm trực tiếp cho nguồn nước ngầm. Việc chuyển dịch từ diện tích trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản cũng như việc phá các rừng ngập mặn để xây đầm phá cũng đã làm gia tăng xâm nhập mặn nghiêm trọng.

Phát triển hoạt động thủy sản giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định, làm đòn bẩy để phát triển kinh tế một cách bề vững. Việc áp dụng các hình thức, sản phẩm khoa học kỹ thuật đã giúp thủy sản phát triển tốt hơn, nâng cao chất lượng thành phẩm đồng thời rút ngắn thời gian thu hoạch. Phát triển nuôi thủy sản vùng nước ngọt, nước lợ với những phương thức nuôi đa dạng, chọn đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, liên kết tìm thị trường tiêu thụ ổn định, tạo đột phá cho quá trình phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó việc nuôi trồng thủy sản cũng thu hút một lượng lớn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước, giúp bà con dễ dàng phát triển kinh tế hơn.

1.3. Bền vững về xã hội.

- Trước hết, chúng ta cần hiểu phát triển bền vững về xã hội là phát triển nhằm đảm

bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường.

- Năm 2021 là năm đầu tiên tỉnh Kiên Giang triển khai “Đề án phát triển nuôi biển bền vững đến năm 2030”, với mục tiêu thúc đẩy nghề nuôi biển phát triển nhanh theo hướng công nghiệp, hiện đại.

- Với lợi thế và tiềm năng thuận lợi phát triển nền kinh tế biển, vùng biển Tây thuộc

tỉnh Kiên Giang là một trong bốn ngư trường lớn nhất cả nước (diện tích 63.290 km2). Điều này đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm và giúp nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây, góp phần xóa đói giảm nghèo toàn tỉnh và cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người lao động như y tế, giáo dục... Ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết, năm 2021, tổng giá trị GRDP trên địa bàn đạt hơn

63.428 tỉ đồng (tăng 0,71%), thu nhập bình quân đầu người đạt 58,2 triệu đồng; toàn tỉnh có 90/116 xã và 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (vượt 4 xã so với kế hoạch)... Bên cạnh đó, Kiên Giang còn thực hiện chính sách hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ vệ tinh giám sát hành trình tàu cá cho ngư dân.

- Ngoài ra, trong phát triển kinh tế biển, tỉnh triển khai thực hiện quy hoạch, quản lý tài nguyên, môi trường ven biển, hải đảo. Kiên Giang huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng ven biển, hải đảo, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều dự án xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm về giao thông, thủy lợi, điện, nước, cảng biển, sân bay, đường hành lang ven biển, khu neo đậu tàu thuyền, trường học, trạm y tế… cho các xã ven biển, hải đảo.

- Các chính sách an sinh xã hội triển khai đến các xã ven biển, hải đảo, đời sống vật

chất và tinh thần nhân dân được nâng lên, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội vùng biển đảo Kiên Giang.

- Tuy nhiên, việc phát triển đội tàu khai thác quá nhiều, nhất là tàu khai thác ven bờ, làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Từ đó, dẫn đến tình trạng nhiều tàu cá của ngư dân phải vươn xa ra các vùng biển giáp ranh, vùng chồng lấn, thậm chí là ra vùng biển nước ngoài đánh bắt. Việc đánh bắt xa biển như trên gây nhiều nguy hiểm cho ngư dân, đồng thời có thể vi phạm luật kinh tế biển cũng như ảnh hưởng đến sản lượng khai thác ở vùng biển khác.

Một phần của tài liệu Đề tài THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG (Trang 35 - 37)