Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN MÔN HỌC NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KỸ NĂNG MỀM KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. xuất giải pháp

Công cụ: Brainstorm

1.3.1. Định nghĩa của Brainstorm

Từ “BRAINSTORM” được phát minh bới ông trùm ngành quảng cáo Alex Faickney Osborn, xuất hiện đầu tiên trong quyển sách của ông này từ những năm 1948. Osborn, sau khi gặp phải vấn đề về ý tưởng quảng cáo từ sự bế tắc của lớp nhân viên, đã quyết định gom tất cả bọn họ vào một phòng và vắt kiệt bất cứ ý tưởng nào được nêu ra.

1.3.2. Áp dụng Brainstorm trong các lĩnh vực nào?

 Quảng cáo – Phát triển các ý kiến dành cho các kỳ quảng cáo.

 Giải quyết các vấn đề – các khó khăn, những phương hướng giải quyết mới, phân tích ảnh hưởng, và các đánh giá của vấn đề.

 Quản lý các quá trình – Tìm phương cách nâng cao hiệu quả công việc và xử lý sản phẩm.

 Quản trị các đề tài – nhận diện đối tượng, độ nguy hại, các phân phối, các tiến độ công việc, tài nguyên, vai trò và trách nhiệm, thủ thuật, các vấn đề.

 Xây dựng đội ngũ – Tạo sự chia sẻ và bàn thảo về các ý kiến trong khi khuyến khích người trong đội ngũ tư duy.

1.3.4. Cách triển khai

 Bước 1: Tổ chức một nhóm

 Bước 2: Thông báo rõ nội dung vấn đề cần giải quyết

 Bước 3: Mỗi thành viên trong nhóm tự đưa ra ý kiến của mình  Bước 4: Các ý tưởng đều được tôn trọng và ghi chú lại

 Bước 5: Cuối cùng, xem xét để lựa chọn các ý tưởng khả thi và thực hiện

1.3.5. Lựa chọn giải pháp

Công cụ: check sheet, SWOT analysis

1.3.5.1. Check sheet là gì?

Là một dạng biểu mẫu dùng để thu thập, ghi chép các dữ liệu chất lượng theo những cách thức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra những quyết định xử lí phù hợp.

Để thiết lập 1 check sheet tốt chúng ta thực hiện 4 bước sau  B1: Lập kế hoạch thu thập dữ liệu

 B2: Thiết kế Check sheet  B3: Tiến hành thu thập dữ liệu  B4: Xem xét và điều chỉnh

1.3.5.2. SWOT là gì?

SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp.

Mô hình SWOT là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh bằng định hướng đúng đẵn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc.

Trong đó Thế mạnh và Điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp. Ví dụ như danh tiếng, đặc điểm, vị trí địa lý. Gọi là yếu tố nội bộ, bởi vì đây là những yếu tố mà bạn có thể nỗ lực để thay đổi.

Còn Cơ hội và Rủi ro là hai yếu tố bên ngoài. Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường, vì chúng không phải những yếu tố chỉ cần muốn là có thể kiểm soát được.

Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng, nhưng tại Việt Nam các nhà nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên vẫn còn rất hạn chế, với số lượng khá khiêm tốn.

Trong hoạt động học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày đều nảy sinh nhiều vấn đề, tình huống có vấn đề mà mỗi cá nhân phải tìm ra phương thức để giải quyết hiệu quả các vấn đề hay tình huống đó. Do vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề là vô cùng cần thiết và là một kỹ năng không thể thiếu với mỗi người đặc biệt là trong môi trường, điều kiện học tập mới ở Đại học – Cao đẳng của sinh viên

Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên chính là khả năng thực hiện đúng những thao tác của quá trình giải quyết vấn đề để giải quyết có kết quả hợp lý những vấn đề trong hoạt động học tập dựa trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm của mỗi sinh viên.

Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên được biểu hiện ở ba mặt nhận thức – thái độ – hành vi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên nhưng nhìn chung thì có ba nhóm yếu tối chính bản thân sinh viên, những yếu tố từ phía giáo viên, cán bộ phòng ban và những yếu tố từ phía nhà trường.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN MÔN HỌC NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KỸ NĂNG MỀM KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)