Nhận xét về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của UBND huyện những năm gần đây

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức UBND huyện quảng hòa, tỉnh cao bằng (Trang 25 - 28)

huyện những năm gần đây

4.7.1 Ưu điểm

Muốn xây dựng đội ngũ công chức vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt và thành thạo về kỹ năng chuyên môn, trước hết phải thực hiện tốt công tác ĐTBD, lấy chính sách ĐTBD làm trung tâm. Nhận thức được điều này nên dù ở trong hoàn cảnh nào, huyện Quảng Hòa cũng luôn đặt ĐTBD là nhiệm vụ hàng đầu. Nhờ có sự quan tâm đó mà thời gian vừa qua, hoạt động ĐTBD ở UBND huyện Quảng Hòa đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

Chất lượng đội ngũ CB CC không ngừng được nâng cao, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng được hoàn thiện. Hiện nay, số lượng công chức có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên chiếm đa số. Nhờ có sự quan tâm, CB CC ở UBND huyện hiện nay đang tích cực học tập để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Bên cạnh quan tâm ĐTBD trình độ nghiệp vụ, UBND huyện còn quan tâm đến công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho công chức. Bản lĩnh chính trị vững vàng là cái gốc để thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN. Và điều đáng mừng là phần lớn CB CC tại huyện đã được đào tạo bồi dưỡng LLCT trình độ sơ cấp trở lên. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận. Điều đó cho thấy rằng, những công

chức ở đây về cơ bản đáp ứng tốt những yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện tốt vị trí công việc được giao, đáp ứng được tiêu chuẩn ngạch công chức và chức danh.

Bên cạnh đó, UBND huyện thường xuyên theo dõi và có sự đổi mới trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Công tác ĐTBD cán bộ, công chức của UBND huyện được thực hiện và đảm bảo dựa trên việc xác định và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTBD tương đối chặt chẽ, hợp lý, hợp logic.

Việc thực hiện đánh giá kế hoạch ĐTBD đề ra hằng năm đều đạt chỉ tiêu về số lớp, đảm bảo đúng đối tượng đi học, thời gian mở lớp, số người tham gia học các lớp đảm bảo tương đối như bản đăng ký.

Nhu cầu ĐTBD bước đầu đã được đáp ứng một cách thiết thực làm tăng thêm phong trào học tập của cán bộ, công chức. Phương pháp giảng dạy được chuyển sang hướng đối ngoại trực tiếp tạo sự hứng thú cho người học.

4.7.2 Hạn chế.

Có được những kết quả tốt đẹp như trên là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo huyện, sự cố gắng của những người làm công tác ĐTBD ở huyện, các cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên và những cán bộ, công chức được cử đi ĐTBD. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm ấy, công tác ĐTBD tại UBND huyện Quảng Hòa cũng đang còn tồn tại một số hạn chế:

Thứ nhất, Xác định nhu cầu đào tạo chưa được khách quan , đôi lúc còn thiếu chính xác: Khi xác định nhu cầu đào tạo các chuyên viên của phòng Nội vụ chưa thật sự đi sâu vào tìm hiểu nhu cầu học tập của từng cá nhân cán bộ, công chức. Mặc dù trên thực tế khi xác định nhu cầu cho cả UBND huyện, Sở Nội vụ có gửi công văn về để UBND huyện đăng kí, nhưng việc làm này chỉ mang tính chất hình thức. Bởi một phần danh sách đã được vạch sẵn từ trước, một phần do công tác đánh giá thực chất trình độ và năng lực chuyên môn của cán bộ công chức qua hoạt động thực tiền để lên kế hoạch ĐTBD chuyên sâu, hoặc nâng cao những kiến

thức mà họ được đào tạo trong nhà trường. Vì thế, vấn đề ĐTBD cán bộ, công chức mang định hướng “ cung” mà chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề “ cầu”. Nghĩa là ta có gì thì ĐTBD cái ấy; chứ chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tế, từ sự cần thiết của việc nâng cao kỹ năng thực hiện công việc của cán bộ, công chức.

Thứ hai, các nội dung, chương trình ĐTBD còn có phần chồng chéo, trùng lặp, thực hành còn chưa tập trung nhiều mà mới chỉ chú trọng đến lý thuyết. Có một vài lĩnh vực chưa được đề cập sâu và còn ít kiến thức thực tiễn. Vấn đề mở các lớp ĐTBD theo chuyên đề còn nhiều hạn chế; chưa quan tâm nhiều đến đào tạo kiến thức quản lý nhà nước, gây ra mất cân đối giữa các nội dung đào tạo, một số nội dung khác còn chiếm phần lớn.

Thứ ba, do đòi hỏi về công việc và thời gian nên nhiều công chức được cử đi học vẫn chưa thực sự chú tâm, tập trung cho việc học tập nên kết quả chưa cao. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ về điều kiện kinh phí cho học viên chưa cao cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tham gia lớp học. Ngoài ra, có một số cán bộ, công chức đang chạy theo bằng cấp mà không quan tâm đến trình độ thực tế của bản thân, học chỉ để có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn theo quy định hoặc để thi nâng ngạch lương nên chất lượng học tập và tham gia học tập còn hời hợt và chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Thứ tư, công tác giảng dạy còn chưa cập nhật nhanh chóng, kịp thời về nội dung do tình hình xã hội phát triển và thay đổi từng ngày. Trong khi nhiều nội dung đã không còn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của hoạt động tại UBND huyện và đất nước.

Thứ năm, đó là việc đánh giá chất lượng của công chức sau khi đi học chưa thật sự được chú trọng và hoạt động chưa được hiệu quả. Mẫu đánh giá luôn chung chung và chưa có sự đánh giá cụ thể, đúng với thực tế mà học viên nhận được. Đại đa số chỉ đánh giá công chức được cử đi học là tốt, có cố gắng nhưng chưa đánh giá hết học viên đó đi học có hiệu quả không? Nội dung tiếp thu có nhiều hay không

dẫn đến tình trạng cứ đi học là đạt yêu cầu. Đánh giá còn mang tính hình thức và chưa có sự quan tâm đúng mức.

Cuối cùng là chưa thành lập được các lớp bồi dưỡng về kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp hành chính, nghiệp vụ văn phòng, văn hóa đạo đức của người công chức….

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức UBND huyện quảng hòa, tỉnh cao bằng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w