6. Bố cục của khóa luận
3.2.2. Tỷ lệ rắn lỏng
Cân 20g bột hạt tiêu đen cho vào giấy lọc, gói lại thật kỹ, cuộn lại bằng chỉ, rồi cho vào bộ chiết soxhlet. Tiến hành chiết ở nhiệt độ 800C trong thời gian 8 giờ với thể tích dung môi etanol 960 lần lượt là: 160ml, 180ml, 200ml, 220ml, 240ml. Dịch chiết thu được có màu vàng lục, đem đo UV- VIS tại bước sóng 417nm (hình 3.3). Giá trị mật độ quang của các mẫu được thể hiện ở bảng 3.5.
Hình 3.3. Dịch chiết với các tỉ lệ R/L khác nhau
Kết quả khỏa sát tỷ lệ rắn lỏng được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kết quả mật độ quang của các dịch chiết theo tỉ lệ rắn-lỏng
Mẫu 1 2 3 4 5
Và được biểu diễn qua đồ thị như trong hình 3.4 D
2.5 2.4
Hình 3.4. Đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc của mật độ quang vào tỉ lệ R/L
Qua kết quả và đồ thị ở bảng 3.5 và hình 3.4 ta nhận thấy cùng khối lượng nguyên liệu nhưng khi tăng thể tích dung môi thì giá trị mật độ quang ngày càng tăng. Nguyên nhân là do khi thể tích nhỏ, dung môi nhanh bão hòa; còn khi thể tích lớn sẽ làm tăng độ thẩm thấu, độ hòa tan của dung môi, tăng khả năng tiếp xúc với nguyên liệu dẫn đến tăng hiệu suất chiết. Đến một thể tích nhất định, lượng hoạt chất được tách ra gần như hoàn toàn và không thể chiết thêm được nữa khi tăng thể tích dung môi. Giá trị mật độ quang cực đại đạt được ở mẫu 3. Sau điểm cực đại, mật độ quang giảm không đáng kể và ổn định. Chứng tỏ tại điều kiện này, dịch chiết của hạt tiêu đen chứa lượng chất chiết là lớn nhất.
Như vậy tỷ lệ R/L tối ưu là 1/10.