Hoạt tính độc tế bào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt tiêu đen (piper nigrum l ) ở huyện đăk đoa, tỉnh gia lai (Trang 33)

6. Bố cục của khóa luận

2.7.2. Hoạt tính độc tế bào

Phương pháp thử độ độc tế bào là một phép thử nhằm phát hiện các chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở điều kiện invitro. Trong phạm vi khóa luận này, cặn chiết hạt tiêu đen được thử khả năng kháng tế bào ung thư biểu mô KB theo phương pháp Scudiero và cộng sự tại phòng Thử hoạt tính sinh học – Viện Hóa học.

Phương pháp thử: tế bào ung thư được duy trì liên tục ở các điều kiện chuẩn và tiến hành thử nghiệm với cặn chiết hạt tiêu đen được pha ở 5 thang nồng độ khác nhau (128, 32, 8, 2 và 0.5 μg/ml) trên 96 đĩa giếng. Các đĩa thử nghiệm này được ủ trong tủ ấm CO2 ở 370C để tế bào tiếp tục phát triển. Sau 3 – 5 ngày, các tế bào này được xử lý và xác định giá trị ức chế sinh trưởng từ đó tính được giá trị IC50.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả xác định một s chỉ tiêu hóa lý của hạt tiêu đen

3.1.1. Độ ẩm

Tiến hành xác định độ ẩm với số lượng mẫu được lấy là 5 mẫu. Độ ẩm chung là độ ẩm trung bình của 5 mẫu. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm trong hạt tiêu đen

STT m1 (g) 1 2 3 4 5

Từ bảng 3.1 cho thấy độ ẩm trung bình trong hạt tiêu đen tương đối cao: 14.702%. Với độ ẩm này cần phải cẩn trọng trong việc bảo quản nguyên liệu trong suốt quá trình nghiên cứu, tránh bị nấm mốc.

3.1.2. Hàm lượng tro

Lấy 5 mẫu hạt tiêu đen đã xác định độ ẩm ở trên, nung trong lò nung ở nhiệt độ 6000C. Hàm lượng tro được lấy trung bình từ 5 mẫu. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lượng tro trong hạt tiêu đen

STT

1 2 3

5

Vậy hàm lượng tro trung bình trong hạt tiêu đen là: 4.184%. Tro này có thể là một số muối kim loại và các chất vô cơ.

3.1.3. Hàm lượng kim loại nặng

Mẫu hạt tiêu đen sau khi tro hoá hoàn toàn (như mục 2.3.2.), được hoà tan trong dung dịch axit HNO3 loãng và định mức bằng nước cất trong bình định mức 50ml. Sau đó xác định hàm lượng các kim loại nặng bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, 660 - Trưng Nữ Vương - Đà Nẵng. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát hàm lượng kim loại nặng trong hạt tiêu đen

Kết quả khảo sát trên cho thấy hàm lượng một số các kim loại nặng (Cu, Pb) trong hạt tiêu đen nằm dưới mức giới hạn tối đa cho phép của QCVN 8-2:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong gia vị. Vì thế, việc sử dụng hạt tiêu đen trong các lĩnh vực liên quan như dược phẩm, thực phẩm, … sẽ không gây hại cho sức khỏe con người.

3.2. Kết quả khảo sát các điều kiện chiết

3.2.1. Thời gian chiết

Cân 20g bột hạt tiêu đen cho vào bộ soxhlet, chiết với 250 ml etanol 960. Tiến hành chiết soxhlet ở nhiệt độ 800C trong các khoảng thời gian khác nhau: 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ. Dịch chiết thu được đem đo UV- VIS tại bước sóng 417nm (hình 3.1). Giá trị mật độ quang của các mẫu được thể hiện ở bảng 3.4.

Kết quả khảo sát thời gian chiết được trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả mật độ quang của các dịch chiết theo thời gian

Mẫu 1 2 3 4 5 Và được biểu diễn qua đồ thị như trong hình 3.2.

D 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 4

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của mật độ quang vào thời gian

Qua kết quả thu được ở bảng 3.4 và hình 3.2 ta thấy thời gian chiết tăng, làm tăng số lần chiết, tăng diện tích tiếp xúc và độ khuếch tán của dung môi vào nguyên liệu, nên có thể chiết được nhiều hoạt chất dẫn đến mật độ quang tăng. Giá trị mật độ quang lớn nhất tại thời gian 8 giờ. Nếu tiếp tục tăng thời gian chiết, giá trị D giảm, do chiết nóng trong thời gian dài sẽ làm caryophyllene (một thành phần của tinh dầu) bay hơi. Hơn nữa nguyên liệu ngâm trong dung môi thời gian dài sẽ trương nở làm bít lổ thông của màng tế bào, cản trở khả năng thấm của dung môi, giảm hiệu suất chiết.

Như vậy thời gian chiết tối ưu là 8 giờ.

3.2.2. Tỷ lệ rắn lỏng

Cân 20g bột hạt tiêu đen cho vào giấy lọc, gói lại thật kỹ, cuộn lại bằng chỉ, rồi cho vào bộ chiết soxhlet. Tiến hành chiết ở nhiệt độ 800C trong thời gian 8 giờ với thể tích dung môi etanol 960 lần lượt là: 160ml, 180ml, 200ml, 220ml, 240ml. Dịch chiết thu được có màu vàng lục, đem đo UV- VIS tại bước sóng 417nm (hình 3.3). Giá trị mật độ quang của các mẫu được thể hiện ở bảng 3.5.

Hình 3.3. Dịch chiết với các tỉ lệ R/L khác nhau

Kết quả khỏa sát tỷ lệ rắn lỏng được trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả mật độ quang của các dịch chiết theo tỉ lệ rắn-lỏng

Mẫu 1 2 3 4 5

Và được biểu diễn qua đồ thị như trong hình 3.4 D

2.5 2.4

Hình 3.4. Đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc của mật độ quang vào tỉ lệ R/L

Qua kết quả và đồ thị ở bảng 3.5 và hình 3.4 ta nhận thấy cùng khối lượng nguyên liệu nhưng khi tăng thể tích dung môi thì giá trị mật độ quang ngày càng tăng. Nguyên nhân là do khi thể tích nhỏ, dung môi nhanh bão hòa; còn khi thể tích lớn sẽ làm tăng độ thẩm thấu, độ hòa tan của dung môi, tăng khả năng tiếp xúc với nguyên liệu dẫn đến tăng hiệu suất chiết. Đến một thể tích nhất định, lượng hoạt chất được tách ra gần như hoàn toàn và không thể chiết thêm được nữa khi tăng thể tích dung môi. Giá trị mật độ quang cực đại đạt được ở mẫu 3. Sau điểm cực đại, mật độ quang giảm không đáng kể và ổn định. Chứng tỏ tại điều kiện này, dịch chiết của hạt tiêu đen chứa lượng chất chiết là lớn nhất.

Như vậy tỷ lệ R/L tối ưu là 1/10.

3.3. Kết quả định tính alkaloid trong dịch chiết hạt têu đen

Dịch chiết hạt tiêu đen với etanol 960 đem thử định tính alkaloid với các thuốc thử Mayer và Bouchardat, ta có kết quả thử định tính alkaloid như sau:

* Thuốc thử Mayer:

Ống 1: Ống chuẩn chứa dịch chiết.

Ống 2: Ống thử chứa dịch chiết rồi nhỏ từ từ thuốc thử Mayer vào, nhận thấy kết tủa màu vàng trắng, không tan trong dung dịch axit H2SO4 loãng. (Hình 3.5)

* Thuốc thử Bouchardat:

Ống 3: Ống chuẩn chứa dịch chiết.

Ống 4: Ống thử chứa dịch chiết rồi nhỏ từ từ thuốc thử Bouchardat vào, nhận thấy có kết tủa màu nâu đậm. (Hình 3.6)

2 1 3 4

Hình 3.5. Dịch chiết với Hình 3.6. Dịch chiết với thuốc

thuốc thử Mayer thử Bouchardat

=> Kết luận: Dịch chiết hạt tiêu đen có chứa alkaloid.

3.4. Kết quả xác định thành phần hóa học của dịch chiết hạt tiêu đen bằngph ng pháp GC-MS ph ng pháp GC-MS

Cân 20g bột hạt tiêu đen cho vào giấy lọc, gói lại thật kỹ, cuộn lại bằng chỉ, rồi cho vào bộ chiết soxhlet. Tiến hành chiết ở nhiệt độ 800C trong thời gian 8 giờ với 200 ml dung môi etanol 960. Dịch chiết thu được có màu vàng lục. Cô đuổi dung môi bằng máy cô quay chân không thu được cắn. Gửi cắn đi phân tích trên máy sắc kí khí ghép khối phổ (GC-MS) tại Trung tâm Kỹ Thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2, số 2 Ngô Quyền –Sơn Trà –Đà Nẵng.

Kết quả định danh các cấu tử trong cắn hạt tiêu đen bằng GC-MS được thể hiện ở sắc kí đồ hình 3.7 và phổ khối hình 3.8, 3.9:

Hình 3.8. Phổ khối của piperine.

Hình 3.9. Phổ khối của Caryophyllene

Từ sắc kí đồ - khối phổ thu được cho thấy thành phần chính của cắn chiết từ hạt tiêu đen là những hợp chất alkaloid và secquiterpen, đây là những hợp chất gây nên vị cay cho hạt tiêu đen và có hoạt tính sinh học. Qua phân tích phổ GC-MS và đối chiếu dữ liệu trong thư viện phổ chuẩn, bước đầu thống kê được một số cấu tử với hàm lượng đáng kể, có thời gian lưu và tỉ lệ phần trăm được trình bày trong bảng 3.6:

Bảng 3.6. Thành phần hóa học của cắn chiết hạt tiêu đen STT TR 1 12,436 2 13,736 3 30,645 4 31,872 5

Bảng 3.6 cho thấy trong thành phần cắn chiết hạt tiêu đen, cấu tử piperine chiếm tỉ lệ lớn nhất (80,41%). Chất này có tác dụng ức chế tế bào ung thư, kích

vị cay hắc của hạt tiêu đen. Bên cạnh đó còn có caryophyllene (13,11%) là hoạt chất chống viêm và một số cấu tử khác có hàm lượng phần trăm thấp.

3.5. Kết quả thử hoạt tính sinh học của dịch chiết hạt tiêu đen

Bột hạt tiêu đen tiến hành chiết soxhlet với dung môi etanol 960 trong thời gian 8 giờ, dịch chiết thu được có màu lục hơi vàng. Cô đuổi dung môi thu được cắn chiết. Gửi mẫu cắn chiết này tới Phòng thử hoạt tính sinh học – Viện Hóa học, 18 - Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội.

3.5.1. Thử hoạt tính kháng sinh

Kết quả thử hoạt tính kháng sinh được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Kết quả thử hoạt tính kháng sinh

Theo kết quả trên cho thấy dịch chiết hạt tiêu đen không có hoạt tính kháng các chủng vi sinh vật Gram (-): Salmonella enterica, Escherichia coli,

Pseudomonas aeruginosa và nấm Candida albican. Chỉ có tác dụng lên một chủng vi sinh vật Gram (+) Bacillus subtilis với giá trị IC50 là 82,53μg/ml. Bacillus subtilis

hay còn gọi là trực khuẩn, là tác nhân làm hỏng và gây vị chua nặng ở thức ăn. Điều này lý giải vì sao hạt tiêu thường được dùng như chất bảo quản thịt và các loại thức ăn khỏi bị ôi thiu.

3.5.2. Thử hoạt tính độc tế bào

Kết quả thử hoạt tính kháng sinh được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả thử hoạt tính độc tế bào

Dịch chiết được kiểm tra hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư thông qua phép thử gây độc tế bào với dòng tế bào ung thư biểu mô KB. Trong khi chất đối chứng ellipticin cho giá trị IC50 là 0,51μg/ml thì dịch chiết hạt tiêu đen theo kết quả trên cho thấy không có khả năng ức chế dòng tế bào này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu được các kết quả sau đây:

- Đã xác định được một số chỉ tiêu hóa lý: Độ ẩm: 14.702%; hàm lượng tro: 4.184%; hàm lượng kim loại nặng phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ Y tế đối với gia vị.

- Đã khảo sát và tìm được các điều kiện chiết tối ưu: thời gian chiết là 8h, tỷ lệ rắn – lỏng là 1/10.

- Bằng phương pháp GC-MS đã định danh được thành phần hóa học một số hợp chất trong cắn chiết hạt tiêu đen: Piperine (80,41%); Caryophyllene (13,11%); 2,3-Dihydro-7-methoxyfuro(2,3-b)quinoline (2,49%); Naphthalene, decahydro-4a- methyl-1methylene-7-(1-methylethenyl)-, [ 4aR-(4aα, 7α, 8aβ)] (2,02%); Chavixin (1,97%).

- Dịch chiết hạt tiêu đen có hoạt tính kháng chủng vi sinh vật gram (+)

Bacillus subtilis với giá trị IC50 là 82,53μg/ml, không có hoạt tính với các chủng Gram (-) cũng như không có khả năng ức chế với dòng tế bào ung thư biểu mô KB.

II. Kiến nghị

Thông qua kết quả của đề tài, tôi mong muốn đề tài được phát triển rộng hơn về một số vần đề như:

- Tách và phân lập các cấu tử tinh khiết từ dịch chiết hạt tiêu đen. Trên cơ sở đó xác định cấu trúc và thử hoạt tính sinh học để đi đến những nghiên cứu ứng dụng vào dược học.

- So sánh khả năng chiết tách hạt tiêu đen trong các loại dung môi khác nhau, trên các vùng nguyên liệu khác nhau để có cơ sở khoa học đánh giá sự ảnh hưởng của khí hậu, thổ nhưỡng đến thành phần và tính chất của dịch chiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt

[1]. Đái Duy Ban (2008), Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học phòng chống một số bệnh cho người và vật nuôi, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội.

[2].Nguyễn Văn Đàn và Ngô Ngọc Khuyến (1999), Hợp chất thiên nhiên dùng làm thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[3]. Phạm Thanh Kỳ (2007), Dược liệu học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [4]. Từ Minh Koóng (2007), Kĩ thuật sản xuất dược phẩm, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[5].Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[6]. Lê Thị Mùi (2008), Bài giảng phân tích công cụ, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

[7].Tôn Nữ Tuấn Nam (2008), Báo cáo đánh giá chất lượng và thị trường Hồ tiêu tại Việt Nam, Dự án quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên miền Trung.

[8].Hồ Viết Quý (2006), Chiết tách phân chia các chất bằng dung môi hữu cơ (Lý thuyết – Thực hành - Ứng dụng), Tập 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

[9].TS. Nguyễn Đăng Đức (2008), Giáo trình học phân tích, Trường Đại học Thái

[10]. Viện Dược liệu (2008), Kỹ thuật chiết xuất dược liệu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

* Tiếng Anh

[11]. Dr. J. Pion, G. Rodriguez-Feo, P. Borges, A. Rosado, 1990, “Chemistry and sensory properties of black pepper oil (Piper nigrum L.)”, J. Food/Nahrung, 34 (6), pp 555–560.

[12]. Girija Raman and Vilas G. Gaikar, 2002, “Extraction of Piperine from Piper nigrum (Black Pepper) by Hydrotropic Solubilization”, Ind. Eng. Chem. Res., 41 (12), pp 2966–2976.

[13]. I.P.S. Kapoor, Bandana Singh, Gurdip Singh, Carola S. De Heluani, M.P. De Lampasona and Cesar A.N. Catalan, 2009, “Chemistry and in Vitro Antioxidant Activity of Volatile Oil and Oleorereisins of Black Pepper (Piper nigrum)”, J. Agric. Food Chem, 57(12), pp 5358-5364.

[14]. Leopold Jirovetz, Gerhard Buchbauer, Martin Benoit Ngassoum, Margit

Geissler, 2002, “Aroma compound analysis of Piper nigrum and Piper guineense essential oils from Cameron using solid-phase microextraction-gas chromatography, solid-phase microextraction-gas chromatography-mass spectrometry and olfactometry”, Journal of Chromatography A, 976 (1-2), pp265-275.

[15]. William W. Epstein , David F. Netz and Jimmy L. Seidel, 1993, “Isolation of piperine from black pepper”, J. Chem. Educ., 70 (7), pp 598.

* Trang web

[16]. Tra cứu cây thuốc <http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index > [17]. Wikipedia <http://vi.wikipedia.org/wiki/Hồ_tiêu>

[18]. Cây thuốc quý <http://caythuocquy.info.vn/tieu-cay-kinh-te-cay-thuoc.html> [19]. Dược liệu <http://www.duoclieu.org/ho-tieu-piper-nigrum-l-ho-ho-tieu.html>

PHỤ LỤC KẾT QUẢ ĐO AAS

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐHSP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA ------

---

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Triên Ly Lớp: 08CHD

1. Tên đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt tiêu đen (Piper nigrum L.) ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai”

2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị

- Nguyên liệu: Hạt tiêu đen

- Dụng cụ: Bộ chiết soxhlet, tủ sấy, lò nung, cân phân tích, cốc thuỷ tinh, bình tam giác, bếp điện, bếp cách thuỷ, cốc sứ, bình hút ẩm, …

- Thiết bị: thiết bị cô quay chân không, máy đo quang UV-VIS, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, máy sắc kí khí ghép khối phổ GC-MS.

3. Nội dung nghiên cứu

- Xác định một số chỉ tiêu hóa lý: độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng kim loại nặng

- Khảo sát các điều kiện chiết: thời gian, tỉ lệ rắn- lỏng

- Xác định thành phần hóa học có trong hạt tiêu đen

- Thử hoạt tính sinh học của dịch chiết hạt tiêu đen

4. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

5. Ngày giao đề tài: 10/2011

6. Ngày hoàn thành: 5/2012.

Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Lê Tự Hải ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày … tháng … năm 2012.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt tiêu đen (piper nigrum l ) ở huyện đăk đoa, tỉnh gia lai (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w