6. Bố cục của khóa luận
3.4. Kết quả xác định thành phần hóa học của dịch chiết hạt tiêu đen bằng
Cân 20g bột hạt tiêu đen cho vào giấy lọc, gói lại thật kỹ, cuộn lại bằng chỉ, rồi cho vào bộ chiết soxhlet. Tiến hành chiết ở nhiệt độ 800C trong thời gian 8 giờ với 200 ml dung môi etanol 960. Dịch chiết thu được có màu vàng lục. Cô đuổi dung môi bằng máy cô quay chân không thu được cắn. Gửi cắn đi phân tích trên máy sắc kí khí ghép khối phổ (GC-MS) tại Trung tâm Kỹ Thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2, số 2 Ngô Quyền –Sơn Trà –Đà Nẵng.
Kết quả định danh các cấu tử trong cắn hạt tiêu đen bằng GC-MS được thể hiện ở sắc kí đồ hình 3.7 và phổ khối hình 3.8, 3.9:
Hình 3.8. Phổ khối của piperine.
Hình 3.9. Phổ khối của Caryophyllene
Từ sắc kí đồ - khối phổ thu được cho thấy thành phần chính của cắn chiết từ hạt tiêu đen là những hợp chất alkaloid và secquiterpen, đây là những hợp chất gây nên vị cay cho hạt tiêu đen và có hoạt tính sinh học. Qua phân tích phổ GC-MS và đối chiếu dữ liệu trong thư viện phổ chuẩn, bước đầu thống kê được một số cấu tử với hàm lượng đáng kể, có thời gian lưu và tỉ lệ phần trăm được trình bày trong bảng 3.6:
Bảng 3.6. Thành phần hóa học của cắn chiết hạt tiêu đen STT TR 1 12,436 2 13,736 3 30,645 4 31,872 5
Bảng 3.6 cho thấy trong thành phần cắn chiết hạt tiêu đen, cấu tử piperine chiếm tỉ lệ lớn nhất (80,41%). Chất này có tác dụng ức chế tế bào ung thư, kích
vị cay hắc của hạt tiêu đen. Bên cạnh đó còn có caryophyllene (13,11%) là hoạt chất chống viêm và một số cấu tử khác có hàm lượng phần trăm thấp.