Số lượng cán bộ công chức cấp xã của huyện Trùng Khánh

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 29)

Huyện Trùng Khánh có 21 đơn vị hành chính cơ sở (19 xã và 02 thị thấn), là một huyện miền núi, điều kiện phát triển KT – XH còn gặp nhiều khó khăn. Xác định rõ vị trí, vai trò CBCC cấp xã, trong những năm qua Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Trường vụ Huyện ủy đặc biệt quan tâm lãnh đạo chỉ đạo về công tác tổ chức cán bộ từ quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã.

Tính đến ngày 01/07/2020, trên địa bàn 21 xã, thị trấn của huyện Trùng Khánh có cán bộ, công chức cấp xã 608 người; cán bộ, công chức cấp xã dôi dư theo Nghị định số 34 của Chính phủ 157 người. Tổng số cán bộ, công chức của huyện lên tới 1.447 người. CBCC cấp xã của huyện phần lớn là dân bản địa, cư trú sinh sống tại địa phương, đa số được rèn luyện và trưởng thành từ thực tiễn.

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020, huyện Trùng Khánh đã có những cố gắng ban đầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã. Vì vậy, đội ngũ CBCC cấp xã của huyện đang từng bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng.

Bảng 2.1: Số lượng, cơ cấu CBCC cấp xã của huyện Trùng Khánh giai đoạn 2015-2020[Xem phụ lục 2; Tr.].

Theo số liệu của bảng 2.1 ta có thể thấy:

- Số lượng CBCC có sự biến động: Trong giai đoạn từ năm 2015-2020 số lượng CBCC tăng từ 390 lên 608 cán bộ, công chức cấp xã (tăng 238 cán bộ, công chức cấp xã, tăng 39,14%). Công chức cấp xã lại chiếm tỷ trọng cao hơn cán bộ

cấp xã. Qua các năm nghiên cứu, tỷ trọng cán bộ cấp xã trên 48%, công chức cấp xã trên 50%. Cụ thể:

+ Năm 2015 có 198 cán bộ chuyên trách cấp xã, tăng thêm 6 người (3%) và số cán bộ chuyên trách cấp xã tiếp tục tăng thêm 9 người (4,3%) năm 2016 (trong so sánh với năm 2015).

+ Năm 2016 có 205 công chức chuyên trách cấp xã, tăng thêm 7 người (3,4%) so với năm 2015 và lại tiếp tục tăng thêm 18 người (8%) năm 2017.

+ Năm 2019 có 271 công chức chuyên trách cấp xã, tăng thêm 66 người (24,35%) so với năm 2016.

Như vậy, trong thời gian nghiên cứu, lấy năm 2015 làm kỳ gốc thì đến năm 2020, số lượng CBCC cấp xã của toàn huyện Trùng Khánh có sự biến đổi không dưới 3%/năm và có xu hướng ngày một tăng.

- Cơ cấu theo giới tính

Nhìn chung, cơ cấu giới tính của CBCC cấp xã tương đối ổn định và không thay đổi nhiều qua các năm. Cán bộ, công chức nam chiếm tỷ trọng cao hơn khá nhiều só với nữ CBCC cấp xã. Trong khoảng thời gian nghiên cứu, tỷ trọng CBCC nam chiếm khoảng 65%, tỷ trọng CBCC nữ chiếm khoảng 35%.

Như vậy, có thể thấy cơ cấu vể giới tính CBCC cấp xã của huyện Trùng Khánh chưa thật sự hợp lý. Số lượng nữ còn ít, chiếm một phần nhỏ trong tổng số CBCC.

- Cơ cấu theo độ tuổi

Huyện Trùng Khánh có cơ cấu CBCC cấp xã theo độ tuổi già. Độ tuổi của CBCC cấp xã trong giai đoạn 2015-2020 chủ yếu nằm trong khoảng từ 35 đến 50 tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất trên 66%, dưới 35 tuổi chiếm khoảng 23% đến 32%, trên 50 tuổi chiếm khoảng 6% đến 8% và chủ yếu là cán bộ cấp xã.

Cơ cấu CBCC theo độ tuổi của huyện Trùng Khánh ảnh hưởng rất lớn đến trình độ năng lực và khả năng hoàn thành công việc. Mặc dù, cơ cấu CBCC già hóa có lợi thế là họ có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, kỹ năng sống và có mối quan hệ

quần chúng rộng mở, được nhiều người tín nhiệm và tôn trọng, nhưng với độ tuổi của họ quá già để có thể dễ dàng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, khoa học kỹ thuật. Họ cũng không đủ điều kiện sức khỏe để làm việc, học tập hiệu quả đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc.

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 29)