Nguyên tắc và công cụ nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN nước KHOÁNG QUẢNG NINH (Trang 26 - 30)

6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

1.4 Nguyên tắc và công cụ nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.4.1 Nguyên tắc nâng cao hiệu quả kinh doanh

a) Giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả tổng hợp

Nguyên tắc của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu hay là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc

ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là chi phí của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là chi phí của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện công việc kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và phải được loại bỏ ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ được lợi ích kinh tế thực. Cách tính này khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn được phương án kinh doanh tốt nhất và mặt hàng kinh doanh có hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp phải thành lập bộ phận marketing kinh doanh, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Để hoạt động marketing thực sự mang lại hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người phụ trách các bộ phận khác nhau, đòi hỏi mỗi người phải nắm được nhiệm vụ riêng của mình và nhiệm vụ chung của toàn phòng. Chính vì vậy nhân viên phải là người có trình độ, hiểu biết về nghiên cứu thị trường, có kinh nghiệm trong việc điều tra thị trường, nắm bắt được nhu cầu khách hàng… Việc nghiên cứu thị trường có vai trò rất quan trọng, bởi thị trường không bao giờ đứng im mà luôn chuyển động, nếu như không kịp thời nắm bắt được sự thay đổi đó, doanh nghiệp có thể bị đẩy lùi về sau.

b) Giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả bộ phận

Phải sử dụng vốn có hiệu quả. Vốn là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần bảo đảm sử dụng vốn đúng phương hướng, đúng mục đích và đúng kế hoạch kinh doanh đã đề ra của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần tuân thủ đúng các quy định và chế độ quản lí lưu thông tiền tệ, vốn của nhà nước ban hành. Doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời số vốn hiện có và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kì kinh doanh nhằm nắm bắt được tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả: tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và tìa sản dài hạn. doanh nghiệp cần phải đề ra các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng tốt các tài sản của mình, lợi dụng tài sản nhằm tạo ra doanh thu. Phải thực hiện kê khai các tài sản của doanh nghiệp đúng, đủ và chính xác để xác minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, đồng thời khi kê khai kiểm tra tài sản, doanh nghiệp cũng sẽ phát hiện được những sai sót, hư hỏng của tài sản nhằm kịp thời thay thế, sửa chữa.

Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động phải dựa trên việc xác định nhu cầu giáo dục đào tạo trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Căn cứ vào nhiệm vụ, trách nhiệm từng bộ phận cụ thể mà lập ra kế hoạch đào tạo thích hợp, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, trang bị kiến thức kỹ

thuật phục vụ cho việc áp dụng qui trình máy móc, thiết bị mới đầu tư. Cần đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, tự giác sáng tạo trong công việc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.4.2 Công cụ giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả a) Chính sách về giá quả a) Chính sách về giá

Giá cả sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp.Hiện nay giá cả hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp được tính dựa theo các yếu tố sau:

+ Giá thành sản xuất, chế biến sản phẩm.

+ Mức thuế Nhà nước quy định.

+ Quan hệ cung cầu trên thị trường.

Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá được điều chỉnh theo từng thời điểm. Việc xác lập một chính sách giá hợp lý phải gắn với từng giai đoạn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm đối với từng khu vực thị trường, từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra chính sách giá cũng không tách rời với chính sách sản phẩm của doanh nghiệp như:

+ Đưa ra một mức giá cao hơn được áp dụng với một thị trường nhất định, khi sản phẩm có vị trí đứng chắc trên thị trường hay sản phẩm có chất lượng cao.

+ Đưa ra một mức giá thấp hơn khi sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái, khi doanh nghiệp đang có ý định xâm nhập thị trường, theo đuổi mục tiêu doanh số.

+ Áp dụng mức giá thấp hơn đối với những khách hàng thanh toán ngay nhằm thu hồi nhanh vốn lưu động.

b) Xây dựng chính sách sản phẩm

Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa ngày càng trở lên phong phú đa dạng về chủng loại. Và giữa thị trường khác nhau cũng có sự khác biệt về nhu cầu tiêu dùng. Vậy để tận dụng được hết tiềm năng của thị trường thì Công ty có những chính sách hợp lí để đa dạng hóa sản phẩm một cách khả thi và mở rộng tuyến sản phẩm để đạt được mục đích cuối cùng của mình là tối đa hóa lợi nhuận.

Công ty dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, phân tích vòng đời giá cả của sản phẩm, phân tích nhu cầu và tình hình cạnh tranh trên thị trường. Dựa vào nội lực thực tế của mình trong những giai đoạn nhất định thìcó một chiến lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, chiến lược sản phẩm sau:

Thứ nhất, Công ty phải không ngừng thay đổi mầu mã của hàng hoá sao cho phục vụ được các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Những mẫu mã mới phải được thiết kế dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng ở từng khu vực.

Thứ hai, Công ty tập trung vào những sản phẩm không chỉ đáp ứng được nhu cầu thị trường khu vực mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu nhiều cấp khác nhau.

Thứ ba, chất lượng sản phẩm quyết định uy tín kinh doanh vì vây, Công ty chú trọng đến vấn đề chất lượng và coi đây là vấn đề then chốt.

c) Chính sách xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường

Trong thời kỳ kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì hoạt động xúc tiến thương mại trong các doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó quyết định đến việc doanh nghiệp này kinh doanh thất bại hay thành công, vì nó là cầu nối để các doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường là một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp trong việc đưa ra chiến lược phát triển. Hiệu quả của việc nghiên cứu thị trường, phải được thể hiện thông qua các chỉ tiêu phát triển của doanh nghiệp, để hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường doanh nghiệp phải đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường như:

+ Tốc độ tăng doanh thu là bao nhiêu ?

+ Tốc độ tăng lợi nhuận là bao nhiêu ?

+ Tỷ trọng các loại thị trường, thị trường trọng điểm, thị trường bổ sung...

d) Chính sách đội ngũ lao động

Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm... Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lược phát triển của bất kỳ Công ty nào cũng không thể thiếu con người được.

Các Công ty có nhiều những người thợ giỏi, những người quản lý giàu kinh nghiệm và tay nghề cao. Song cùng với thời đại kỹ thuật khoa học công nghệ cao thì dần dần các Công ty sẽ phải sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại đòi hỏi người công nhân phải có trình độ, hiểu biết để có thể làm chủ và vận hành được các trang thiết bị công nghệ mới. Vì vậy, việc xác định nhu cầu giáo dục đào tạo dựa trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược của Công ty .

Các chính sách về nhân sự luôn được Công ty chú trọng. Từ chính sách lương, thưởng, bảo hiểm và quyền lợi của người lao động luôn được đề cao. Quan tâm tới đời sống của nhân viên, có những chính sách hỗ trợ và động viên nhân viên kịp thời. Đảm bảo quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG QUẢNG NINH

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh của Công ty Cổ phần nước khoáng Quảng Ninh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN nước KHOÁNG QUẢNG NINH (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w