Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại sản PHẨMMÁYCHẾ BIẾN gỗ CÔNG NGHIỆP của CÔNG TY CỔPHẦNCÔNG NGHỆ ANCO VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNGNỘI địa (Trang 49)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Ngành cung cấp sản phẩm máy chế biến gỗ của Anco Việt Nam cần có nguồn vốn bỏ ra ban đầu tương đối lớn do giá trị máy rất cao, vậy nên nếu không có phương hướng, chiến lược sử dụng vốn hợp lý công ty rất dễ rơi vào tình trạng kinh doanh kém hiệu quả. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp công ty mở rộng quy mô, đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình kinh doanh và có điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Công ty. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Công ty cần:

+ Mở rộng và đa dạng hóa các kênh, các hình thức huy động vốn trong Công ty và bên ngoài Công ty.

+ Minh bạch hóa các báo cáo tài chính, đảm bảo tính chân thực, chính xác của báo cáo tài chính để tạo niềm tin với các nhà đầu tư.

+ Xúc tiến các biện pháp thu hồi công nợ nhằm tăng vòng quay của vốn, tập trung nguồn lực để thực hiện các chiến lược kinh doanh trọng điểm.

+ Tài sản và hàng hóa phải được bảo vệ an toàn, đảm bảo chất lượng, sử dụng tiền vốn có hiệu quả, hạn chế tối đa hàng hóa tồn kho. Thiết lập mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu lợi nhuận trên vốn đầu tư và hướng mở rộng phát triển doanh nghiệp bằng cách thể hiện những mục tiêu này bằng những chỉ tiêu số lượng; cập nhật kế hoạch tài chính thông qua các báo cáo tài chính mới nhất của công ty, thường xuyên so sánh kết quả tài chính.

3.2.4. Phát triển đa dạng nguồn hàng

Do sản phẩm của công ty nhập khẩu 100% từ nước ngoài nên bị phụ thuộc rất nhiều vào đơn vị cung cấp, các chính sách vận chuyển, quy định từ nước ngoài. Vậy

nên, việc lựa chọn nghiên cứu và kết hợp với nhiều đơn vị cung cấp khác nhau sẽ giúp công ty có thể giảm bớt được rủi ro khi có vấn đề xảy ra. Cụ thể, công ty cần tìm nguồn cung ở các quốc gia khác nhau, trong trường hợp chính sách của 1 trong các quốc gia không phù hợp thì có thể linh động chuyển đổi nhà cung cấp ở quốc gia khác. Ngoài ra, nếu 1 đơn vị cung cấp không đáp ứng kịp nhu cầu nhập khẩu sản phẩm thì khi kết hợp với nhiều đơn vị khác nhau công ty cũng có thể đưa ra giải pháp kịp thời. Bên cạnh đó, khi kết hợp nhiều đơn vị cung cấp công ty cũng có thể nghiên cứu về các chính sách hội nhập giữa 2 nước như về chính sách vận chuyển, thuế, thủ tục nhập khẩu,…để có thể lựa chọn được những đơn vị có chính sách thuận lợi nhất đối với việc nhập khẩu sản phẩm của công ty trong từng giai đoạn.

Để làm được điều này thì công ty cần đầu tư về thời gian để có thể tìm kiếm được đơn vị cung cấp uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó cũng cần phải có nhân sự có khả năng đàm phán tốt để có thể đàm phán được những sự kết hợp với nhà cung cấp phù hợp và có lợi với công ty nhất.

3.3. Kiến nghị

Kiến nghị với Nhà nước

- Trong các thủ tục nhập khẩu hàng hóa thiết bị máy móc công nghệ Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích; các thủ tục pháp lý xử lý nhanh chóng, kịp thời để các doanh nghiệp có thể dễ dàng, thuận tiện hơn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa

- Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến và tiếp cận thị trường, để giúp doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, quảng bá thương hiệu. Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại vì đây là hoạt động mang lại hiệu quả cao nhưng đòi hỏi phải chi phí lớn nên bản thân các doanh nghiệp không thể tự tổ chức các hoạt động này. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

- Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ về vốn và chính sách tín dụng ưu đãi cho Doanh nghiệp

- Nhà nước cần hình thành mạng lưới hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật và giám sát chất lượng giá rẻ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu hàng giả hàng nhái trên thị trường nhằm tạo dựng môi trường cạnh tranh lành lạnh.

- Về cơ chế quản lý: Nhà nước cần thực hiện các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm luật về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không có nhãn mác xuất xứ lưu hành trên thị trường. Nhà nước cần khẩn cấp có các biện pháp hạn chế hạn chế việc nhập lậu các sản phẩm máy chế biến gỗ công nghiệp vào Việt Nam để

tránh gây ô nhiễm cũng như làm giảm chất lượng sản phẩm các thiết bị phụ tùng máy móc của các Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Công nghệ Anco Việt Nam nói riêng.

Kiến nghị với hiệp hội ngành Công nghệ máy móc

- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị máy móc công nghệ trong hiệp hội. Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, gặp mặt giữa các doanh nghiệp trong ngành và hiệp hội nhằm tìm hiểu, đề ra xu hướng phát triển chung từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành.

- Tăng cường nghiên cứu nhu cầu khách hàng về sản phẩm và xu hướng phát triển thương mại cho sản phẩm máy chế biến gỗ công nghiệp để đưa ra những thông tin thị trường nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân viên cho các doanh nghiệp, đào tạo trình độ kỹ thuật cho công nhân, trình độ chuyên môn cho các nhân viên đặc biệt là nhân viên phát triển thị trường, nhân viên marketing.

- Cần có những chính sách hỗ trợ về vốn đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn cũng như mới vào ngành. Bên cạnh đó Hiệp hội cũng cần có những nghiên cứu sâu hơn về kỹ thuật sản phẩm máy chế biến gỗ công nghiệp để đưa ra những ý kiến phát triển tối ưu sản phẩm và chia sẻ thông tin hướng dẫn xử lý các trường hợp lỗi trong quá trình sử dụng máy chế biến gỗ công nghiệp.

3.4. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Khóa luận “Phát triển thương mại sản phẩm máy chế biến gỗ công nghiệp của

Công ty Cổ phần công nghệ Anco Việt Nam trên thị trường nội địa” đặt ra mục tiêu

nghiên cứulà nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển thương mại sản phẩm máy chế biến gỗ công nghiệp trên thị trường nội địa với 3 khía cạnh: quy mô, chất lượng, hiệu quả. Các nguyên nhân chủ yếu khiến phát triển thương mại sản phẩm máy chế biến gỗ công nghiệp của công ty chưa đạt hiệu quả toàn vẹn là: chiến lược marketing; nguồn vốn, đội ngũ nhân viên; hệ thống, chính sách quản lý của Nhà nước; môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, do thời gian và năng lực có hạn phần giải pháp tác giả chưa phân tích được giải pháp sử dụng lao động. Để phát triển thương mại sản phẩm, cần có giải pháp đồng bộ và toàn diện, vì vậy hướng nghiên cứu tiếp theo để giải quyết triệt để những vấn đề tồn tại là: Nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả sử dụng lao động để làm rõ:

- Hiệu quả sử dụng lao động của công ty như thế nào?

- Nguyên nhân của việc hiệu quả sử dụng lao động thấp là gì? - Giải pháp khắc phục hiệu quả sử dụng lao động như thế nào?

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh tác động của bảo hộ, cạnh tranh thương mại khốc liệt, ảnh hưởng của dịch bệnh làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất trì trệ như hiện nay, để doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển bền vững thì việc phát triển thương mại sản phẩm là cần thiết và giữ vai trò quyết định. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp luôn phải quan tâm, chú trọng tới việc phát triển thương mại sản phẩm để đứng vững vị thế trên thị trường và phát triển hơn nữa về quy mô, chất lượng, hiệu quả của sản phẩm công ty cung cấp.

Việc phát triển thương mại sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu, khoá luận tốt nghiệp: “Phát triển thương mại sản phẩm máy chế biến gỗ công nghiệp của Công ty Cổ phần công nghệ Anco Việt Nam trên thị trường nội địa” đã hoàn thành những mục tiêu sau:

Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển thương mại sản phẩm. Khoá luận nêu những bản chất và vai trò, nguyên lý cơ bản, nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp

Hai là, phân tích thực trạng phát triển sản phẩm máy chế biến gỗ công nghiệp và các chính sách phát triển thương mại sản phẩm máy chế biến gỗ công nghiệp tại Công ty. Đồng thời khoá luận cũng đánh giá thực trạng phát triển thương mại sản phẩm máy chế biến gỗ công nghiệp của Công ty để rút ra được những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

Ba là, đưa ra quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp phát triển thương mại sản phẩm máy chế biến gỗ công nghiệp tại Công ty Cổ phần công nghệ Anco Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh tới các giải pháp về thị trường, chiến lược marketing, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Giáo trình

1. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình quản lý nhà nước về thương mại, Đại học Thương mại.

2. Hà Văn Sự (2015), Giáo trình kinh tế thương mại đại cương, Đại học Thương mại.

II. Luận văn, khóa luận

1.Lê Ngân Hà ( 2020), “Phát triển thương mại sản phẩm đèn chiếu sáng LED của

Công ty cổ phần Confitech số 8 trên thị trường miền Bắc”, Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Kinh tế - Luật, trường Đại học Thương mại

2.Tạ Tương Hải (2010), “Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của

công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc”, Khóa luận tốt

nghiệp chuyên ngành Kinh tế thương mại, khoa Kinh tế trường Đại học Thương mại 3. Phạm Thị Hồng Hoa ( 2011), “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm cửa

gỗ của Công ty Cổ phần Liti trên thị trường Hà Nội”, Khóa luận tốt nghiệp Khoa

Kinhtế - Luật, trường Đại học Thương mại

4.Trần Thị Ngọc (2015), “Giải pháp thị trường phát triển thương mại mặt hàng đồ

uống của Công ty TNHH Cảm Xúc”, Khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh Tế - Luật,

trường Đại học Thương mại

5. Trịnh Văn Thắng (2011), “Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm điện tử -

điện lạnh ở Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Hoàng Gia”, Khóa luận tốt

nghiệp trường Đại học Thương mại.

III. Tài liệu công ty

1.Báo cáo tài chính năm 2017, 2018,2019, 2020 tại Phòng kế toán Công ty Cổ phần công nghệ Anco Việt Nam.

2.Báo cáo tổng hợp kho năm 2017, 2018, 2019, 2020 tại Phòng kế toán Công ty Cổ phần công nghệ Anco Việt Nam.

3.Danh sách khách hàng tại Phòng kế toán Công ty Cổ phần công nghệ Anco Việt Nam.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại sản PHẨMMÁYCHẾ BIẾN gỗ CÔNG NGHIỆP của CÔNG TY CỔPHẦNCÔNG NGHỆ ANCO VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNGNỘI địa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w