hàng thương mại
* Nhóm yếu tố khách quan
• Môi trường pháp lý: Tất cả mọi hoạt động trong xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng đều được điều chỉnh bằng pháp luật. Nhà nước ban hành pháp luật nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, rõ ràng minh bạch, chính vì thế quan điểm của nhà nước là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại. Hiện nay, ở nước ta chưa có văn bản nào quy định cụ thể và đầy đủ đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng điện tử. Các văn bản hiện hành chưa thống nhất, khó tra cứu và áp dụng. Mặt khác, trong dịch vụ phi tín dụng đặc biệt là trong ứng dụng công nghệ thông tin, nếu không có chế tài chặt chẽ bảo vệ thông tin của người sử dụng sẽ gây tâm lý e ngại của khách hàng, những vụ
bê bối về đánh cắp thông tin tài chính trên thế giới hiện nay vẫn còn tồn tại và phức tạp. Nhà nước cần hoàn thiện và ban hành những chính sách về bảo vệ thông tin người sử dụng chính là tạo đà cho sự phát triển dịch vụ phi tín dụng.
• Môi trường kinh tế: môi trường kinh tế phát triển là môi trường thuận lợi cho sự phát triển cho các doanh nghiệp nói chung và phát triển DVPTD tại ngân hàng nói riêng. Khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, giao dịch mua bán giữa các doanh nghiệp, cá nhân với tần suất lớn, hình thức đa dạng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển dịch vụ phi tín dụng. Ngược lại nếu môi trường kinh tế kém phát triển, hàng hoá lưu thông kém, thu nhập của người dân giảm, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất dẫn đến các dịch vụ ngân hàng cũng kém phát triển đặc biệt là dịch vụ phi tín dụng.
• Sự phát triển của khoa học công nghệ: Công nghệ thông tin phát triển vượt bậc tạo điều kiện cho các NHTM ứng dụng và triển khai thành công các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Muốn cung cấp dịch vụ ngân hàng hiệu quả, thông suốt cần có tính ổn định trong đường truyền mạng, mức độ tin học hoá cao đồng bộ trong các cơ quan quản lý và khách hàng. Đây là cơ hội và là yêu cầu bắt buộc để các NHTM đầu tư hệ thống, thiết bị để đáp ứng các nhu cầu mới.
• Xu thế toàn cầu hoá và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế là bàn đạp để các nước trên thế giới đẩy nhanh tốc độ phát triển, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, ngành ngân hàng cũng không đứng ngoài xu hướng đó. Hội nhập kinh tế thế giới, thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc hiện đại hoá công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lời của các ngân hàng trong nước.
* Nhóm yếu tố chủ quan
• Năng lực tài chính: năng lực tài chính của ngân hàng thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản có, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, khả năng tồn tại và phát triển một cách an toàn không xảy ra các biến cố tài chính. Để thực hiện phát triển sản phẩm dịch vụ phi tín dụng, các ngân hàng thương mại cần có vốn để mua sắm trang thiết bị, đầu tư công nghệ ngân hàng, đào tạo nguồn nhân lực và mở rộng mạng lưới hoạt động... Đối với các NHTM có quy mô vốn nhỏ
sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu. Để thực hiện thành công, cần có lộ trình thích hợp, xây dựng chiến lược vốn dài hạn, phù hợp với nhu cầu phát triển của ngân hàng và đặc điểm kinh tế từng thời kỳ.
• Cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng: đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của NHTM. Một ngân hàng thương mại có trụ sở làm việc hiện đại, tiện nghi sẽ tạo ra ấn tượng tốt cho khách hàng, thu hút
được khách hàng sử dụng thêm các sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó, muốn đa dạng hoá
các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng thì cần có sự gắn kết chặt chẽ với yếu tố công nghệ của
ngân hàng, công nghệ càng tiên tiến, hiện đại sẽ giúp ngân hàng triển khai các dịch vụ thành công hơn. Đặc biệt là khi khách hàng ngày nay càng có nhu cầu cao với các sản phẩm dịch vụ hiện đại như thẻ, Internet Banking, Mobile Banking thay vì các sản phẩm
dịch vụ truyền thống. Tất các các dịch vụ chỉ có thể được cung cấp trên các thiết bị
hiện đại
như máy rút tiền tự động ATM, máy đọc thẻ POS, các chương trình số hoá hiện dại,..
• Nguồn nhân lực: yếu tố con người ở thời đại nào cũng rất quan trọng với sự phát
triển của doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh của ngành ngân hàng ngày một khốc liệt hơn như ngày nay, lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao là then chốt cho sự
thành công của ngân hàng. Nếu có được một đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn cao, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững, năng động sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp,
ý chí phấn đấu và cam kết gắn bó lâu dài với ngân hàng thì đó chính là động lực cho ngân
hàng phát triển về mọi mặt. Với đặc thù là cung cấp sản phẩm dịch vụ nên các công tác
chăm sóc, phục vụ khách hàng càng quan trọng, đội ngũ thực hiện trực tiếp các công việc
tiếp xúc với khách hàng, nhận phản hồi của khách hàng chính là bộ mặt của ngân hàng,
động lực lôi kéo các khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
• Hoạt động marketing: Marketing có vị trí quan trọng trong tất cả các ngành kinh doanh, hoạt động marketing với mục đích là nghiên cứu thị trường, thiết kế và đưa ra các sản phẩm mới, ứng dụng các công nghệ hiện đại, nhằm tăng sức cạnh tranh của ngân hàng với các đối thủ, tăng thị phần, khi ngân hàng có đội ngũ marketing làm việc hiệu quả, chính là góp phần tạo nên thành công cho việc phát triển các dịch vụ nói chung và các dịch vụ phi tín dụng nói riêng.
• Mục tiêu và chiến lược hoạt động của ngân hàng thương mại: Mỗi ngân hàng đều có một mục tiêu chiến lược riêng biệt, trong từng giai đoạn phát triển của mình, mục tiêu ưu tiên của ngân hàng thường khác nhau. Khi ngân hàng xây dựng mục tiêu một cách rõ ràng, phù hợp và quyết tâm thực hiện những mục tiêu này sẽ đảm bảo các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thoả mãn các nhu cầu của khách hàng và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
• Uy tín của ngân hàng: Uy tín của ngân hàng góp một phần lớn trong quyết định của khách hàng khi chọn ngân hàng để sử dụng các dịch vụ. Các ngân hàng lớn, có uy tín có lợi thế hơn các ngân hàng nhỏ kém uy tín hơn trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng.
• Phí dịch vụ phi tín dụng: Giá hoặc phí sản phẩm dịch vụ là một yếu tố cần cân nhắc khi ngân hàng cung cấp các sản phẩm. Phí dịch vụ thấp hơn một phần quyết định sức cạnh tranh của ngân hàng, thu hút khách hàng ở các mức thu nhập khác nhau sử dụng sản phẩm của ngân hàng. Tuy nhiên giá cũng chỉ là một thước đo tương đối, giá cả cạnh tranh phải đi kèm với chất lượng dịch vụ tốt mới thu hút được khách hàng trong thị trường ngân hàng có rất nhiều lựa chọn. Điều này đòi hỏi các NHTM phải cân nhắc trong định giá cho các sản phẩm dịch vụ, cần căn cứ vào yếu tố chi phí đầu vào, chi phí quản lý, chi phí cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng,... Mức giá cần bù đắp được các chi phí đầu vào và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Trên thực tế, các ngân hàng thường đưa ra các sản phẩm dịch vụ theo các gói, các combo với tổng mức chi phí rẻ hơn đăng kí riêng lẻ để thu hút khách hàng sử dụng nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đem lại lợi ích tổng thể cao hơn.