Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam xác định mục tiêu chung dài hạn là giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng các giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, duy trì cơ cấu tín dụng phù hợp với mục tiêu hoạt động của ngân hàng, đồng thời tăng cường phát triển các dịch vụ sản phẩm mới, hiện đại - tiện ích nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng, tăng doanh thu và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Chi nhánh cũng đặt mục tiêu phấn đấu duy trì mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ phi tín dụng ở mức trên 10% một năm.
Là một trong các chi nhánh có doanh thu và l ợi nhuận lớn của khu vực phía Bắc, Agribank Phú Thọ trong giai đoạn 2015-2017, có mức tăng trưởng doanh thu
54
tốt, trong đó dịch vụ phi tín dụng ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng doanh thu. Doanh thu từ hoạt động phi tín dụng năm 2015 đạt 48.5 tỷ đồng chiếm 3.52% tổng doanh thu, năm 2016 là 52.77 tỷ đồng chiếm 4.03%, năm 2017 doanh thu phi tín dụng đạt mốc 60.25 tỷ đồng chiếm 4.34% doanh thu toàn chi nhánh. Có thể nhận thấy rằng, doanh thu từ mảng dịch vụ phi tín dụng còn chưa cao, chỉ đạt mức 3% đến 4% trên tổng doanh thu, còn khiêm tốn so với dịch vụ tín dụng nhưng với xu hướng tăng trưởng như trong giai đoạn này, có thể thấy việc phát triển của dịch vụ phi tín dụng đang ngày càng được chú trọng hơn tại Agribank Phú Thọ.
Bảng 2.12: Ket quả thu dịch vụ phi tín dụng
Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Tổng 967.67 942.77 1088.36 Thu từ dịch vụ phi tín dụng 48.50 3.52 52.7 4.03 60.25 4.34 Dịch vụ thanh toán 16.60 34.23 17.41 32.99 20.08 33.33 Dịch vụ bảo lãnh 19.96 41.15 22.36 42.37 26.25 43.57 Dịch vụ ngân quỹ 1.2 24 ĨÃ2 212 074 123
Kinh doanh ngoại
tệ 759 15.65 8.52 16.15 947 15.72
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017)
Qua kết quả kinh doanh cụ thể của từng nhóm dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh, có thể thấy rằng Agribank Phú Thọ đã triển khai khá đa dạng các nhóm dịch vụ phi tín dụng, mỗi dịch vụ đều có thể mạnh riêng và đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2015-2017.
Tổng quan, hoạt động bảo lãnh và hoạt động thanh toán vẫn chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu phi tín dụng. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển, số khách hàng và nhu cầu của khách hàng ngày một tăng về số lượng và
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Lợi nhuận Tỷ trọng (%) Lợi nhuận Tỷ trọng (%) Lợi nhuận Tỷ trọng(%) Lợi nhuận 293 267 299 Lợi nhuận tín dụng 276 94.02 250 94.01 278 92.98 Lợi nhuận phi tín dụng 9.3 3.17 9.9 3.71 13.6 4.55 Lợi nhuận khác 7.7 2.63 7.1 2.66 7.4 2.47
yêu cầu về chất lượng, đi kèm với đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng mới xuất hiện trên địa bàn, Agribank Phú Thọ đang đứng trước cả cơ hội và thách thức cho việc phát triển dịch vụ phi tín dụng.
Biểu đồ 2.15: Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động phi tín dụng tại Agribank Phú
Thọ giai đoạn 2015-2017
2.3.3. Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng
Trên thế giới, các nhà phân tích tài chính ngân hàng nhận định rằng, trong cấu phần lợi nhuận, khoảng 70% đến 80% là thu từ dịch vụ, còn thu tín dụng chỉ xê dịch từ 10% đến 15% và còn lại là các tỷ lệ thu khác. “Đây là xu hướng các ngân hàng Việt Nam cần hướng đến, nên về lâu dài, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nên đẩy mạnh các hoạt động bán lẻ, Ngân hàng điện tử, uỷ thác,... để thay đổi cơ cấu doanh thu, phát triển ổn định và bền vững, thay vì tập trung vào dịch vụ tín dụng nhiều rủi ro như hiện nay” - TS Nguyễn Trí Hiếu chuyên gia ngân hàng có nhận định trên báo Sài Gòn đầu tư số quý III năm 2017.
Nhưng trên thực tế, theo báo cáo tài chính của các ngân hàng Việt Nam công bố trong giai đoạn 2015-2017, doanh thu và lợi nhuận từ nhóm dịch vụ phi tín dụng tuy có tăng nhưng tỷ trọng lại giảm vì tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng. Để cải thiện cơ cấu thu nhập này, các ngân hàng cũng đã nỗ lực tăng thu từ dịch vụ, giảm phụ thuộc vào tín dụng, tuy nhiên sự cạnh tranh phí dịch vụ giữa các ngân hàng đang ngày một gay gắt hơn, cộng với các công ty công nghệ tài chính (Fintech) đang thâm
nhập ngày một sâu rộng vào lĩnh vực dịch vụ với nhiều cách làm mới và sáng tạo. Do đó, thách thức của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng cần nỗ lực hơn nữa để thực hiện thành công việc chuyển đổi cơ cấu doanh thu sang hướng ưu tiên dịch vụ.
Bảng 2.13: Kết quả lợi nhuận giai đoạn 2015-2017
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Phú Thọ giai đoạn 2015-2017)
Biểu đồ 2.16: Lợi nhuận hoạt động Agribank Phú Thọ giai đoạn 2015-2017
■ Lợi nhuận tín dụng ■ Lợi nhuận phi tín dụng ■ Lợi nhuận khác
Nhìn vào biểu đồ phân tích về quy mô lợi nhuận phân chia theo nhóm dịch vụ, có thể nhận thấy lợi nhuận mang lại từ dịch vụ phi tín dụng vẫn còn ở mức vô cùng khiêm tốn, chỉ xấp xỉ 3% đến 5% tổng lợi nhuận, nhỏ hơn rất nhiều lần so với doanh thu từ mảng tín dụng tuy rằng có sự tăng đều đặn ở các năm. Trong năm 2015 ghi nhận lợi nhuận từ phi tín dụng là 9.3 tỷ chiếm 3.17%, năm 2017 con số này là 13.6 tỷ chiếm 4.55%. Dù chưa phải là một kết quả đột phá nhưng điều này chứng tỏ quan điểm của lãnh đạo chi nhánh về việc chuyển đổi kinh doanh sang hướng bền vững và hiện đại.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ
* Nhóm chỉ tiêu định tính
• Chất lượng dịch vụ phi tín dụng tại Agribank Phú Thọ ngày càng ổn định và được nâng cao
Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá về tình hình phát triển dịch vụ tại ngân hàng thương mại đó là chất lượng dịch vụ, đây là một công cụ cạnh tranh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngành ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng, trong thời gian qua Agribank - chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng. Quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng được cung cấp nhanh chóng, thuận tiện hơn khi có sự tham gia của hệ thống IPCAS. Ưu điểm của hệ thống này là hạch toán tự động, tạo cơ sở cho chi nhánh áp dụng mô hình giao dịch một cửa, cho phép toàn bộ giao dịch được thực hiện tự động xử lý qua máy móc, tách biệt khâu phục vụ khách hàng, rút ngắn hiệu quả thời gian thực hiện giao dịch. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình cung ứng dịch vụ phi tín dụng giúp chi nhánh chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ theo hướng đồng bộ, hiện đại hơn, nhờ đó chất lượng dịch vụ được nâng cao. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên, giao dịch viên, cán bộ tín dụng - trực tiếp giao dịch với khách hàng cũng được chú trọng hoàn thiện, Agribank chi nhánh Phú Thọ đã có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đồng bộ, lãnh đạo chi nhánh có quan tâm đúng mực với chính sách nhân sự. Với nhận thức đó, trong số hơn 600 cán bộ nhân viên của chi
nhánh hơn 90% có trình độ đại học trở lên, trình độ Tiếng Anh, Tin học cũng được nâng cao, ngoài ra ngân hàng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng. Nhờ đó, những khách hàng khi đến với Agribank Phú Thọ luôn được cung cấp thông tin đầy đủ, nhận được những dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của mình với mức phí hợp lý.
• Độ an toàn, chính xác của dịch vụ phi tín dụng được nâng cao
Agribank chi nhánh Phú Thọ đã triển khai rất thành công mô hình giao dịch một cửa với 100% các giao dịch thực hiện thông qua hệ thống máy, qua đó hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình giao dịch. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ nhân viên tại chi nhánh luôn nỗ lực hết mình, tuân thủ theo các quy định chặt chẽ của ngân hàng, nhằm thực hiện các giao dịch một cách an toàn, chính xác mà vẫn đảm bảo tốc độ nhanh chóng, các thông tin về khách hàng luôn được bảo mật tuyệt đối, các thao tác nghiệp vụ được kiểm soát ngay trong quá trình giao dịch nhờ có cán bộ kiểm soát trực tiếp, sau đó là hậu kiểm soát tại phòng kế toán ngân quỹ. Chính nhờ những nhân tố đó, trong thời gian qua các giao dịch tại Agribank chi nhánh Phú Thọ luôn có độ chính xác và an toàn cao, không xảy ra sai sót nào với tài sản của khách hàng và ngân hàng.
* Nhóm chỉ tiêu định lượng
• Quy mô và thị phần dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại
Trong thời điểm các ngân hàng đều đã ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ phi tín dụng trong phát triển kinh doanh ngân hàng một cách bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn thì việc phát triển dịch vụ này càng khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt. Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng ngân hàng nào, vì vậy muốn có được quy mô doanh thu dịch vụ lớn, chiếm thị phần cao trên địa bàn thì bản thân ngân hàng phải nỗ lực thay đổi cách thức kinh doanh, nâng cao chất lượng. Trong bối cảnh đó, Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã có được một số kết quả khả quan khi duy trì được tỷ trọng doanh thu phi tín dụng ở mức 4% trên tổng doanh thu. Về quy mô ngày một tăng từ năm 2015 doanh thu đạt mức 48.5 tỷ đồng, năm 2016 là 52.7 tỷ và năm 2017 đã đạt mốc 60.25 tỷ đồng. Dù chưa phải là một kết quả cao nhưng là cơ sở cho sự phát triển dịch vụ này trong thời gian tới.
Thị phần dịch vụ phi tín dụng của Agribank trên địa bàn được duy trì ở mức ổn định ở mức hơn 20% tổng doanh số phi tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
• Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng
Trong suốt những năm vừa qua, toàn hệ thống và Agribank Phú Thọ nói riêng đã không ngừng nghiên cứu và cải tiến để đa dạng hoá danh mục sản phẩm. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ theo hướng tạo ra thêm các sản phẩm mới, cải thiện sản phẩm cũ, đem đến trải nghiệm tối ưu nhất cho khách hàng tại NHNo. Trong đó nổi bật và thành công nhất là dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng IPCAS, chi nhánh đã có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng. Một số sản phẩm sau khi được nghiên cứu, cải tiến đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như hệ thống POS, ATM, dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking, thẻ thanh toán nội địa và quốc tế với những cải tiến đáng ghi nhận.
• Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng và quy mô giao dịch của một khách hàng
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tại Agribank Phú Thọ được duy trì và phát triển, số lượng khách hàng mới đăng kí sử dụng các dịch vụ phi tín dụng tăng đều đặn. Số tiền giao dịch và phí dịch vụ cũng tăng tương ứng với số lượng khách hàng. Những con số này đã chứng minh rằng dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh đang ngày càng thu hút nhiều khách hàng và đem lại doanh thu cho chi nhánh.
ĐIẺM MẠNH (STRENGTH)
- Là ngân hàng có vốn tự có, tài sản, mạng lưới kênh phân phối và số
lượng khách hàng lớn nhất.
- Có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh Phú
Thọ, đóng
vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn.
- Có vị trí, uy tín, bề dày thương hiệu với 30 năm hình thành phát triển,
chiếm được lòng tin của người sử dụng. - Đội ngũ cán bộ đông đảo, có kinh nghiệm.
ĐIẺM YEU (WEAKNESSES)
- Các sản phẩm chưa thật sự đa dạng, chưa có định hướng rõ ràng trong việc nghiên
cứu, phát triển.
- Chưa áp dụng đầy đủ các ứng dụng tiện ích công nghệ.
- Hiệu quả của việc kinh doanh sản phẩm phi dịch vụ còn thấp so với các ngân hàng
bạn.
- Năng lực quản lý còn kém ở các khâu: nhân sự, đãi ngộ,...
- Đội ngũ cán bộ tuy có kinh nghiệm và được đào tạo song chưa nhanh nhạy với biến
động thị trường.
CƠ HỘI
(OPPORRTUNITIES)
- Việt Nam và tỉnh Phú Thọ nói riêng đang
bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng.
- Sự phát triển nhanh chóng về tiến bộ kỹ
thuật trong thời kỳ 4.0.
- Phú Thọ có môi trường kinh doanh ổn định, an toàn, các cấp quản lý tạo điều kiện để
các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển.
Giải pháp SO:
- Đẩy mạnh và phát triển xu hướng kinh doanh theo hướng ngân hàng
bán lẻ hiện đại dựa trên lợi thế về vốn, tài sản và mạng lưới số lượng khách
hàng lớn.
- Tiếp tục phát triển, ưu tiên cho “tam nông”.
- Tăng cường huy động vốn của khu vực thành thị (Việt Trì, TX. Phú
Thọ) để cung cấp cho khu vực “tam nông”.
Giải pháp WO:
- Hoàn thiện hệ thống các quy tắc, quy trình nghiệp vụ phù hợp với điều lệ, thông lệ
quốc tế của ngân hàng hiện đại.
- Nâng cao chất lượng của cán bộ công nhân viên trên cơ sở đào tạo nhân viên mới
năng động, nhiệt huyết, hết mình cống hiến vì Agribank Phú Thọ .
THÁCH THỨC (THREATS)
- Việc hội nhập, mở cửa cũng đem đến các
thách thức cạnh tranh mới.
- Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài.
- Các sản phẩm thay thế dịch vụ ngân hàng
đang phát triển mạnh mẽ.
Giải pháp ST:
- Chú trọng xây dựng thương hiệu, văn hóa Agibank không ngừng lớn
mạnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và khu vực lân cận.
- Tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Giải pháp WT:
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .
- Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, chế độ lương thưởng nhằm khích lệ cán bộ, nhân viên.
- Tích cực học hỏi, cải tiến các sản phẩm, hệ thống máy móc thiết bị bắt kịp nhu cầu thị
trường.
2.6. Tổn tại và nguyên nhân
2.6.1. Những tồn tại trong phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank Phú Thọ
2.6.1.1. Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ còn chưa cao so với các NHTM trên địa bàn
Mặc dù đã mở rộng triển khai ngày càng nhiều dịch vụ phi tín dụng nhưng xét trên tổng thể, dịch vụ phi tín dụng tại Agribank - chi nhánh Phú Thọ chưa thực sự định hướng theo nhu cầu của khách hàng, việc triển khai các sản phẩm phi tín dụng mới chỉ đảm bảo không thiếu hụt sản phẩm do với các ngân hàng khác, chứ chưa thực sự mạnh dạn nghiên cứu, đưa vào thử nghiệm các sản phẩm có tính mới đột phá, mới mẻ với thị trường, các sản phẩm mới chỉ tung ra khi các ngân hàng thương mại khác đã triển khai và được thị trường chấp nhận.
So với các dịch vụ truyền thống như huy động vốn, tín dụng, các hoạt động phi