Từ năm 2008, hệ thống Agribank Việt Nam triển khai chương trình giao dịch hiện đại hóa IPCAS (hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng), cùng với đó là việc quản lý và xử lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống Agribank.
Sự đổi mới, cải tiến và đa dạng hóa các thể thức thanh toán tại chi nhánh. Thực hiện thanh toán chuyển tiền và nhận tiền trên IPCAS đã cho phép thanh toán ngày càng nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật. Trước khi thực hiện dự án hiện đại hóa, ngân hàng thực hiện chuyển tiền cho khách hàng qua con đường là
33
thanh toán bù trừ với ngân hàng khác hệ thống và thanh toán điện tử trong cùng hệ thống. Thời gian chuyển tiền khác hệ thống qua hệ thống bù trừ mất khoảng 1 đến 2 ngày. Thời gian chuyển tiền cho ngân hàng cùng hệ thống Agribank qua thanh toán điện tử mất khoảng một giờ đồng hồ thậm chí còn hơn thế. Sau khi triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng, thực hiện chuyển tiền, thanh toán qua hệ thống IPCAS, mạng này cho phép ngân hàng thực hiện chuyển tiền theo nhiều hình thức với thời gian nhanh chóng.
Với khách hàng có tài khoản trong hệ thống Agribank, thời gian chuyển tiền chỉ mất 1 phút là người hưởng lợi có thể nhận được tiền từ người chuyển.
Thanh toán song biên áp dụng cho những ngân hàng khác hệ thống đã kết nối trực tiếp với hệ thống song biên. Thời gian chuyển tiền bằng hình thức này cũng chỉ mất khoảng 5 phút là người hưởng lợi có thể nhận được tiền từ người chuyển.
Thanh toán điện tử áp dụng cho những ngân hàng khác hệ thống và chưa thực hiện thanh toán song biên.
Đa dạng hóa hình thức chuyển tiền, đáp ứng nhu cầu chuyển tiền nhanh chóng, chính xác, an toàn, bảo mật và chưa để xảy ra sai sót nào đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
* Dịch vụ thanh toán trong nước
Bảng 2.5: Ket quả thanh toán trong nước của chi nhánh năm 2015 - 2017
8.3% 8.0% 7.0% 33.0% 0.9% 57.8% 33.3% 1.5% 57.2% 37.4% 1.3% 54.3%
NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM
2017
■ Thanh toán cùng hệ thống ■ Thanh toán bù trừ giấy
■ Thanh toán điện tử liên ngân hàng I Thanh toán song phương
Thanh toán trong nước là một trong những hoạt động quan trọng trong kinh doanh ngân hàng, tạo ra nguồn thu không nhỏ từ phí dịch vụ mà còn tạo ra nguồn vốn lớn với lãi suất đầu vào thấp thông qua với số dư trên tài khoản vãng lai của khách hàng. Bên cạnh đó, khi ngân hàng cung cấp được cho khách hàng một dịch vụ thanh toán nhanh chóng, thuận tiện an toàn sẽ thu hút thêm số lượng khách hàng, nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín của ngân hàng.
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ cơ cấu các phương thức thanh toán trong nước Agribank Phú Thọ giai đoạn 2015-2017
Qua bảng 2.5 ta thấy, tổng doanh số thanh toán trong nước và khối lượng giao dịch tại Agribank chi nhánh Phú Thọ tăng đều qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2016 có 605.873 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ tăng 15% so với năm 2015, đến năm 2017 có tới 687.953 lượt khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán trong nước, tăng 13.5% so với năm 2016. Trong điều kiện hoạt động ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày một khốc liệt hơn thì con số này cho thấy dịch vụ thanh toán của chi nhánh đang phát triển, được khách hàng tín nhiệm sử dụng.
Chính việc cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán an toàn, hiệu quả, Agribank - chi nhánh Phú Thọ còn thu hút khách hàng bằng chính sách cạnh
tranh về giá dịch vụ, mức giá dịch vụ chi nhánh cung cấp luôn cạnh tranh với các đối thủ trên địa bàn và có những chính sách gói dịch vụ giúp khách hàng tiết giảm tối đa chi phí trong thanh toán.
Trong giai đoạn 2015-2017, mỗi năm chi nhánh đã lưu chuyển trên 100 ngàn tỷ đồng, giúp cho khách hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian giao dịch ngân hàng và góp phần ổn định chính sách tiền tệ cho nền kinh tế.
• Thanh toán trong cùng hệ thống Agribank
Đối với thanh toán cùng hệ thống, có rất nhiều phương thức khách hàng có thể
sử dụng. Khi khách hàng đã có tài khoản tại NHNo, khi có nhu cầu chuyển tiền thanh
toán cho đối tác, lệnh chuyển tiền của khách hàng sẽ được cập nhật ngay tức thời trên
hệ thống và người hưởng có thể nhận tiền ngay lập tức khi giao dịch hoàn thành. Thông thường thời gian chỉ kéo dài chưa đến một phút. Bên cạnh đó dịch vụ gửi, rút nhiều nơi khách hàng có tài khoản tại Agribank có thể gửi tiền và rút tiền tại bất kỳ một
chi nhánh nào thuộc cùng hệ thống, giản tiện được các bước thanh toán. Không chỉ có
những khách hàng hiện hữu đang sử dụng tài khoản tại Agribank mà cả những khách hàng vãng lai, muốn chuyển tiền cho người thân bằng chứng minh thư tại mọi chi nhánh của NHNo trên toàn quốc cũng được hỗ trợ để thực hiện giao dịch.
Những ưu điểm này đã thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ ngày một nhiều các dịch vụ thanh toán cùng hệ thống Agribank, có thể nhận thấy năm 2015 có 247.791 lượt khách sử dụng thì đến năm 2016 tăng lên 292.451 lượt sử dụng (118%), năm 2017 là 349.475 lượt (119%), bên cạnh đó khối lượng tiền lưu thông cũng tăng theo, năm 2017 tăng 26% so với năm 2015.
• Thanh toán bù trừ giấy
Thanh toán bù trừ giấy là một kênh truyền thống, thông qua việc thanh toán bù trừ với các ngân hàng trên địa bàn trên cơ sở Ngân hàng nhà nước Tỉnh làm đầu mối. Hàng ngày, tại phiên giao dịch bù trừ, các ngân hàng trên địa bàn gửi file dữ liệu đến NHNN và bản giấy đến các ngân hàng thành viên. Kênh thanh toán vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đồng thời phục vụ nhu cầu của chi nhánh có nhu cầu chuyển tiền đến các NHTM khác trên địa bàn Phú Thọ.
______Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Doanh số chuyển
tiền đi (USD) 64.244.255 68.952.694 75.247.412
Doanh số chuyển
tiền đến (USD) 112.329.348
123.645.025 121.168.069
Nhờ các ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động thanh toán, khách hàng có thể sử dụng nhiều kênh thanh toán khác nhanh chóng hơn, điều này cũng thể hiện ở việc khối lượng thanh toán bù trừ đã giảm ở năm 2017 so với năm 2016 về cả số món và số tiền.
• Thanh toán điện tử liên ngân hàng
Từ giữa năm 2002, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, chính sách này được coi là bước đột phá lớn trong việc theo dõi và quản lý hiệu quả hoạt động thanh toán của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống thanh toán cho phép các ngân hàng thanh toán trực tiếp với nhau qua mạng, trên cơ sở chứng từ điện tử và chữ ký điện tử. Sử dụng phương thức hiện đại này, giúp ngân hàng tập trung nguồn vốn khả dụng trên một tài khoản duy nhất tại Ngân hàng nhà nước, cả Nhà nước và ngân hàng có thể quản lý và có kế hoạch sử dụng nguồn vốn hiệu quả thay vì việc điều chuyển vốn không đều, chi nhánh thì thừa vốn, chi nhánh thì thiếu vốn như cách truyền thống.
Số lượng giao dịch và khối lượng tiền lưu thông qua kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng ngày một tăng qua các năm. Năm 2015, có 223.451 lượt khách hàng với khối lượng giao dịch 43.689 tỷ đồng thì đến năm 2016 các chỉ số lần lượt là 270.902 lượt khách hàng và 50.923 tỷ đồng, năm 2017 là 321.288 lượt khách hàng và 66.220 tỷ đồng.
• Thanh toán song phương
Trong năm 2004, hệ thống thanh toán song phương giữa 3 ngân hàng thương mại (Agribank, BIDV, VietinBank) được thiết lập nhằm rút ngắn thời gian chuyển tiền thanh toán bằng chương trình thanh toán điện tử liên ngân hàng, theo chương trình này các khoản thanh toán chuyển tiền đồng Việt Nam của các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện tại 3 ngân hàng này sẽ được xử lý tự động, bù trừ trực tiếp mà không thông qua trung tâm thanh toán tại Ngân hàng nhà nước và nhờ đó tiết kiệm được thời gian. Doanh số thanh toán song phương giữa Agribank Phú Thọ với BIDV và Vietin Bank đã tăng lên qua từng năm. Năm 2017 chạm mốc 15.921 lượt giao dịch với 12.347 tỷ đồng giá trị.
37
Thông qua các chỉ tiêu đánh giá trên, ta có thể thấy Agribank Phú Thọ đã tham gia phần lớn các kênh thanh toán trong nước, như thanh toán cùng hệ thống, thanh toán bù trừ liên ngân hàng, thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán song phương. Các phương tiện này đã giúp Agribank chi nhánh Phú Thọ đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, tăng nguồn thu cho chi nhánh và khẳng định thế mạnh của một ngân hàng lớn mạnh của Agribank nói chung và Agribank Phú Thọ nói riêng.
* Dịch vụ thanh toán quốc tế:
• Dịch vụ chuyển tiền quốc tế
Chuyển tiền mậu dịch và chuyển tiền phi mậu dịch. Chuyển tiền mậu dịch phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển tiền phi mậu dịch gồm chuyển tiền du học, chữa bệnh, chuyển tiền kiều hối,... Đây là dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh số thanh toán quốc tế tại các NHTM tại Việt Nam, tại Agribank Phú Thọ đây cũng là dịch vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong trong nguồn thu từ thanh toán quốc tế.
Bảng dữ liệu về kết quả thanh toán quốc tế theo phương thức chuyển tiền của chi nhánh, ta có thể thấy doanh số chuyển tiền quốc tế theo phương thức này giữ ổn định và mức phí dịch vụ cũng tăng nhẹ.
Năm 2016, doanh số chuyển tiền tăng 1.35% và phí dịch vụ tăng 0.9%. Năm 2017 doanh số chuyển tiền tăng 2% và phí dịch vụ tăng 2.2%. Doanh số chuyển tiền quốc tế tăng chậm do nhiều yếu tố tác động, chủ yếu là do hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn còn nhiều khó khăn và yếu tố về thủ tục chuyển tiền còn phức tạp.
Bảng 2.6: Ket quả thanh toán quốc tế của chi nhánh năm 2015 - 2017
Phí dịch vụ chuyển
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017)
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Kiều hối (Ngàn USD) 3,945 4120 4,853
Western Union
Doanh số (Ngàn USD) 2,520 2,687 3,214
Điểm giao dịch 14 15 15
Phí dịch vụ kiều hối
(VND) 150.845.755 174.845.220 247.252.965
Biểu đồ 2.6: Kết quả thanh toán quốc tế Agribank Phú Thọ giai đoạn 2015-2017
140000000
BDoanhsochuyentien đi (USD) BDoanhsochuyentien đến (USD)
Biểu đồ 2.7: Kết quả phí dịch vụ thanh toán quốc tế Agribank Phú Thọ giai
đoạn 2015 - 2017
• Thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)
Thư tín dụng là một phương tiện thanh toán đã được nhiều ngân hàng triển khai thành công trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán cho ngân hàng. Tại Agribank tỉnh Phú Thọ, việc cung ứng thư tín dụng trong thanh toán quốc tế là rất lớn, tuy nhiên phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, Agribank tỉnh Phú Thọ
• Thanh toán chi trả kiều hối
Với lợi thế gần 2000 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, Agribank là một ngân hàng thương mại có mạng lưới chi trả kiều hối lớn nhất toàn hệ thống. Năm 2005, Agribank đã triển khai thành công hệ thống giao dịch trực tuyến với Western Union - công ty chuyển tiền nhanh hàng đầu thế giới, tạo ra một kênh chuyển tiền kiều hối nhanh chóng, hiệu quả và an toàn cho khách hàng. Hệ thống giao dịch này giúp các chi nhánh thực hiện chuyển tiền chỉ trong vòng 15 phút, một con số ấn tượng.
Tại Agribank Phú Thọ, nhu cầu chuyển tiền kiều hối khá cao chủ yếu là chuyển tiền về cho gia đình từ những người xuất khẩu lao động tại thị trường Nhật Bản, Trung Quốc,... bên cạnh kênh chi trả kiều hối truyền thống, hệ thống qua mạng Western Union đang được chi nhánh tích cực áp dụng. Qua bảng dữ liệu 8 cho thấy hoạt động chi trả kiều hối tăng trưởng dần qua từng năm, doanh số thông qua Western Union luôn chiếm hơn 60% tổng doanh số chi trả kiều hối. Năm 2017 với sự khởi sắc của nền kinh tế toàn cầu, doanh số chuyển tiền kiều hối tăng đáng kể tuy nhiên với sự cạnh tranh ngày càng lớn của các ngân hàng đối thủ, chi nhánh cần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, đồng thời có chính sách phí cạnh tranh nhằm duy trì và ổn định vị thế trong cung ứng dịch vụ thanh toán kiều hối tại địa bàn.
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017)
Biểu đồ 2.8: Kết quả dịch vụ chuyển tiền kiều hối Western Union Agribank
Phú Thọ giai đoạn 2015-2017
Biểu đồ 2.9: Kết quả phí dịch vụ chuyển tiền quốc tế Agribank Phú Thọ giai
đoạn 2015-2017
* Dịch vụ thẻ thanh toán
Năm 2008 được sự chỉ đạo của Agribank Việt Nam, chi nhánh Agribank tỉnh Phú Thọ đã triển khai thành công chương trình IPCAS, phát triển mạnh mẽ dịch vụ rút tiền tự động qua thẻ ATM. Bằng các hình thức phát hành miễn phí thẻ ATM,
ATM. Chi nhánh đã bố trí đặt ở vị trí thuận tiện cho khách hàng giao dịch và điều này cũng mang lại hiệu quả rất lớn cho chi nhánh trong quá trình triển khai các sản phẩm dịch vụ về thẻ.
Thẻ ATM của hệ thống Agribank Việt Nam nói chung cũng như của Agribank tỉnh
Phú Thọ nói riêng đã gia nhập công ty cổ phần thẻ Việt Nam Smartlink và hệ thống Banknet, do đó thẻ ATM của Agribank Việt Nam có điều kiện gia tăng tiện ích thanh toán
với các NHTM khác. Khách hàng sẽ luôn cảm thấy tiện lợi bởi hệ thống ATM của Agribank Việt Nam không chỉ chấp nhận thanh toán thẻ VISA, thẻ của các ngân hàng
trong liên minh Banknetvn và Smartlink mà còn cung cấp các tiện ích thanh toán như:
thanh toán hóa đơn, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ, chuyển
khoản (trong cùng hệ thống và không cùng hệ thống), thanh toán tiền viện phí bệnh viện...
Agribank tỉnh Phú Thọ hiện cung cấp các thương hiệu thẻ phù hợp với từng đối tượng khách hàng:
• Thẻ ghi nợ nội địa (Success): Sự ra đời của thẻ ghi nợ nội địa Agribank với
tên gọi “Success” đánh dấu một bước tiến quan trọng của nghiệp vụ thẻ Agribank, đây là sản phẩm thẻ mang tính thương hiệu của Agribank. Ngoài các tiện ích hiện có của thẻ ATM, khách hàng có thể sử dụng thẻ ghi nợ “Success” để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT, đặc biệt thẻ “Success” còn có chức năng thấu chi với hạn mức tối đa 30 triệu đồng. Đây là tiện ích quan trọng góp phần thu hút một số lượng lớn khách hàng đã có tài khoản tại Agribank Phú Thọ.
• Thẻ tín dụng nội địa: Thực hiện mục tiêu đưa sản phẩm thẻ trở thành sản
phẩm cơ bản trong việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, cùng với việc mở rộng và phát triển dịch vụ ATM, Agribank còn chú trọng triển khai thêm thẻ tín dụng nội địa. Sau thời gian phát hành thử nghiệm cho cán bộ nhân viên tại Trụ sở chính và các chi nhánh đạt được một số kết quả nhất định. Ngày 24/05/2005 Tổng Giám đốc đã ban hành văn bản số 2059/NHNo-TTT chỉ đạo các chi nhánh triển khai thực hiện phát hành thẻ tín dụng nội địa cho khách hàng.
Mặc dù việc phát hành thẻ tín dụng nội địa gặp không ít khó khăn do thói quen chi tiêu bằng tiền mặt cố hữu của người dân, kiến thức về thanh toán bằng thẻ trong dân cư còn hạn chế, đặc biệt là người dân vẫn chưa có thói quen vay tiền
của ngân hàng để tiêu dùng (mua hàng trước, trả tiền sau), Agribank Phú Thọ đã rất nỗ lực trong việc đẩy mạnh công tác phát hành thẻ tín dụng nội địa song song với việc phát triển mạng lưới đại lý chấp nhận thanh toán thẻ Agribank. Có thể nói việc triển khai sản phẩm thẻ tín dụng nội địa đã giúp Agribank có thêm một bước tiến quan trọng trong quá trình triển khai sản phẩm dịch vụ thẻ và là nền tảng giúp Agribank triển khai các sản phẩm dịch vụ thẻ quốc tế sau này. Tuy nhiên, do hạn chế về phần mềm hệ thống, thẻ tín dụng nội địa chỉ phục vụ khách hàng sử dụng ứng tiền mặt tại ATM và mua hàng tại EDC trong lãnh thổ Việt Nam, không sử dụng được ở nước ngoài. Thêm vào đó mức thu nhập của người dân ngày một