Cácsảnphẩm tíndụngbánlẻ chủ yếu hiệnnay

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phúc yên khoá luận tốt nghiệp 134 (Trang 25)

Trên cơ sở các hình thức cấp tín dụng cơ bản, cùng với sự phát triển của nềnkinh tế, các ngân hàng thương mại hiện nay không ngừng nghiên cứu và đưa ra rấtnhiều sản phẩm mới, để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng nâng caocủakhách hàng. Các sản phẩm được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu kháchhàng, một số sản phẩm phổ biến hiện naygồm:

- Chovay vốn sản xuất kinh doanh: là sản phẩm tín dụng ngắn hạn nhằm đápứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước mua vật tư, hàng hóa, chi phínhân công, nhiên liệu, nộp thuế,...; xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá,... ;thông thường thông qua hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng hoặc theo món.

- Chovay mua sắm đầu tư tài sản cố định: là sản phẩm tín dụng trung dài hạnnhằm bổ sung vốn đầu tư mới hoặc sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị, phươngtiện vận tải, văn phòng làm việc, nhà xưởng,...

- Chovay tiêu dùng cá nhân: là sản phẩm nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêucủa người tiêu dùng, đây là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các nhu cầusinh hoạt gia đình, mua sắm đồ dùng, chi tiêu cho y tế, giáo dục, du lịch,.

- Cho vay bảo đảm bằng giấy tờ có giá (GTCG), thẻ tiết kiệm là hình thức mua lại hoặc cho khách hàng vay bảo đảm bằng các loại GTCG/TTK do Chính Phủ, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phát hành, nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn của khách hàng khi GTCG/TTK chưa đến hạn thanh toán.

- Cho vay thấu chi: là hình thức ngân hàng cho khách hàng được chi số tiền vượt quá số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của mình mở tại ngân hàng và thanh toán vào cuối kỳ.

- Chovay du học: là sản phẩm nhằm cung cấp tài chính để hỗ trợ các du họcsinh tham dự các khoá đại học, sau đại học của nước ngoài.

Nguyễn Đức Chính Lớp: NHH-K12

---_---

- Chovay học phí: thông thường là sản phẩm cho vay tín chấp dưới hình thứctrả định kỳ nhằm hỗ trợ người vay có đủ khả năng chi trả học phí khi bản than người vay hoặc thân nhân của người vay theo học các khóa học tại Việt Nam.

- Chovay mua nhà, đất để ở: là sản phẩm dành cho các khách hàng cá nhânvay vốn để thực hiện việc xây, mua, sửa nhà, chuyển quyền thuê lại nhà của Nhànước, chuyển quyền sử dụng đất...

- Chovay mua ô tô: khách hàng vay vốn để có thể sở hữu và sử dụng mộtchiếc ôtô mới, đẹp, hiện đại phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc kinh doanh.

1.2. Phát triển tín dụng bán lẻ

1.3.1. Sự cần thiết phải phát triển tín dụng bán lẻ

> Tiềm năng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển, cùng với đó là sự giàu lên của đại bộ phận dân cư trong nền kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng, mua sắm vật dụng gia đình, mua nhà, mua ô tô,. đáp ứng cuộc sống hiện tại ngày một tăng cao. Một số khác muốn sử dụng phần tiền nhàn rỗi của mình đem đầu tư sinh lời như kinh doanh hàng hoá, bất động sản, chứng khoán,...Tuy nhiên, tại thời điểm phát sinh nhu cầu, họ không thể có đủ vốn ngay tại thời điểm đó.Vì vậy nhu cầu đi vay của người dân lúc này thực sự cần thiết, mà ngân hàng là nơi dễ dàng đáp ứng được nhu cầu này của người dân.

Cũng có thể nói, mức tiêu dùng phản ánh kỳ vọng về thu nhập tương lai của dân cư. Nó là động lực, là cầu chi trả về hàng hoá, dịch vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngay cả các nhu cầu về tiêu dùng về ô tô, đồ gia dụng, nhà ở,..cũng liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời thu nhập kỳ vọng và đó là động lực của sản xuất.Vì vậy tín dụng tiêu dùng từ lâu được coi là một phần quan trọng của ngân hàng bán lẻ.

Đối với dân cư, đặc biệt thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, họ không thể đợi cho đến già mới tiết kiệm đủ tiền để mua nhà, ô tô và các đồ dung khác. Tín dụng

Nguyễn Đức Chính Lớp: NHH-K12

---_---

bán lẻ giúp họ có được cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì cần thiết, tạo cho họ động lực to lớn để làm việc.tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái.

Như vậy, với sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự hiểu biết của người dân, nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng cao, các ngân hàng phải nắm bắt được điều này để phát triển dịch vụ bán lẻ của mình, trong đó hoạt động tín dụng bán lẻ là quan trọng nhất. Nó không chỉ giúp đáp ứng được nhu cầu của người dân mà còn giúp ngân hàng gia tăng thu nhập cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

> Tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại trên thị trường Việt Nam

Theo số liệu của NHNN Việt Nam, dư nợ tín dụng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nmam đến cuối tháng 9/2008 là 79700 tỷ đồng, chiếm 6,54% tổng dư nợ tín dụng của cả hệ thống ngân hàng. Như vậy, tính trung bình thì dư nợ tín dụng bán lẻ của một người dân Việt Nam chỉ ở mức khoảng 921000 đồng.Và tính đến cuối năm 2010, dư nợ tín dụng bán lẻ tăng lên và chiếm khoảng 12% tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng.Đây vẫn là con số rất nhỏ so với nhu cầu tín dụng thực sự của người dân.

Ngay cả đối với các ngân hàng cổ phần chuyên về bán lẻ của Việt Nam như ACB, Techcombank,... thì tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ cũng chỉ chiếm tối đa 20% trên tổng dư nợ. Và tại BIDV thì tổng dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2012 chỉ chiếm 15,25% tổng dư nợ, rất nhỏ so với tiềm năng phát triển của hoạt động này.

Tuy nhiên trong những năm gần đây tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại trong nước rất được chú trọng phát triển theo hướng mở rộng thị phần, đa dạng hoá danh mục sản phẩm, đáp ứng tối đa nhu cầu của người đi vay.

Một trong những điểm dễ nhận thấy trong tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam gần đây là đối tượng cho vay được mở rộng. Ngoài việc cho vay mua sắm phương tiện đi lại, nhà ở hay các phương tiện sinh hoạt đắt tiền khác, các ngân hàng thương mại mở rộng sang cho vay đối với gia đình có con em đi du học, người xuất khẩu lao động, chữa bệnh ở nước ngoài,. Tại không ít ngân hàng

Nguyễn Đức Chính Lớp: NHH-K12

---_---

dư nợ cho vay phi sản xuất tăng nhanh và chiếm tỷ tăng cao, mà trong đó phần lớn là đầu tư bất động sản, chứng khoán, lĩnh vực nhiều rủi ro khác.

Nhìn chung, mảng tín dụng bán lẻ còn rất nhỏ so với tiềm năng phát triển mạnh mẽ không ngừng. Điều này được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về TDBL qua các năm.Các ngân hàng nên tập trung vào phát triển mảng hoạt động TDBL, để khai thác tối đa tiềm năng của nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển tín dụng bán lẻ

1.3.2.1. Chỉ tiêu định lượng

> Doanh số cho vay bán lẻ

Chỉ tiêu tăng trưởng doanh số cho vay bán lẻ phản ánh sự thay đổi về lượng trong hoạt động cho vay bán lẻ của ngân hàng.

- Đo lường sự tăng trưởng doanh số cho vay bán lẻ theo số tuyệt đối:

Giá trị tăng Tông doanh số cho Tổng doanh số cho vay

trưởngdoanh số = vay bán lẻkỳ thực bán lẻ kỳ trước

tuyệt đốikỳ thực hiện

Chỉ tiêu nẳy^àng lớn cho thấy hoạt động cho vay bán lẻ càng được mở rộng về mặt lượng, nhu cầu của khách hàng ngày một tăng và tạo cơ hội phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Đo lường sự tăng trưởng doanh số cho vay bán lẻ theo số tương đối:

Tốc độ tăng Tong DSCV bấn lẻ kỳ thực hiện

DSCVbán lky DSCV bấn lẻ kỳ trước thực hiên

Chỉ tiêu này càng cao và càng tăng, chứng tỏ tốc độ tăng doanh số cho vay bán lẻ năm sau hơn năm trước và khả năng phát triển của hoạt động này ngày càng cao.

- Đo lường sự tăng trưởng doanh số cho vay bán lẻ về tỷ trọng:

Tỷ trọng DSCV DSCV bấn lẻ kỳ thực hiện

bán l Tong DSCV bấn lẻ kỳ thực hiện

Nguyễn Đức Chính Lớp: NHH-K12

Khoá luận tốt nghiệp 16 Khoa ngân hàng

Tỉ lệ này cao và ngày càng tăng qua các năm sẽ cho thấy việc ngân hàng này càng chú trọng đến việc mở rộng hoạt động cho vay bán lẻ trong hoạt động cho vay nói chung của ngân hàng.

> Dư nợ tín dụng bán lẻ

Chỉ tiêu định lượng quan trọng nhất là dư nợ tín dung bán lẻ. Dư nợ tín dụng bán lẻ là số tiền ngân hàng đang cho khách hàng bán lẻ vay tại một thời điểm nhất định. Dư nợ kỳ thực hiện được xác định trên cơ sở dư nợ kì trước và doanh số cho vay, doanh số thu nợ kỳ thực hiên.

Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá phát triển TDBL thông qua số tuyệt đối (mức dư nợ) và số tương đối (tỷ lệ dư nợ).

- Mức dư nợ là hiệu số giữa dư nợ kì thực hiện và kỳ trước. Cách xác định mức dư nợ cho vay như sau:

Mức dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng bán _ Dư nợ tín dụng bán lẻ

Khi mức dbándó kết quả dươlẻgẪtỳ+ặ^thc hiện sự tăng lên vềỳsốướcng dư nợ TDBLkỳ thực hiện so với kỳ trước và ngược lại, mức dư nợ âm (-) thể hiện sự suy giảm TDBL.

- Tỷ lệ dư nợ: là thương số giữa mức dư nợ và dư nợ kỳ trước. Cách xác định tỷ lệ dư nợ như sau:

λ Mứcdưnợtíndụngbấnlẻ

Tỷ ldưnợtín dng bán l =--- —— ---— Dưnợtíndụngbánlẻkỳtrước

Khi TLdn thể hiện tốc độ tăng hoặc giảm bao nhiêu phần trăm của mức dư nợ kỳ thực hiện so với kỳ trước. Khi tỷ lệ dư nợ dương (+) thể hiện TDBL tăng trưởng và ngược lại.

- Ngoài ra, cũng cần xét đến tỷ trọng dư nợ TDBL trong tổng dư nợ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

r Mứcdưnợtíndụngbấnlẻ

Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ =--- ---γ:— ---

Tông dư nợ tín dụng

Tỷ trọng TDBL thể hiện cơ cấu tín dụng tại ngân hàng, tỷ trọng này tăng đều theo các năm chứng tỏ TDBL tại ngân hàng đang được chú trọng và phát triển.

Khoá luận tốt nghiệp 17 Khoa ngân hàng

> Các sản phẩm tín dụng bán lẻ

Sự tăng trưởng này thể hiện ở số lượng các sản phẩm TDBL hiện có tại ngân hàng như: cho vay mua nhà, vay mua ô tô, vay hỗ trợ du học,... Số lượng sản phẩm càng đa dạng, được áp dụng kỹ thuật tiên tiến thì sẽ đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất, thu hút được nhiều khách hàng, tạo điều kiện để mở rộng hoạt động TDBL.

> Số lượng khách hàng bán lẻ và thị phần

Đây là tiêu chí chung để đánh giá sự phát triển của bất kỳ Iaoij hình kinh doanh nào. Số lượng khách hàng càng đông, thị phần càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đó phát triển tốt hoạt động TDBL và ngược lại.Trong điều kiện có nhiều ngân hàng mới mở như hiện nay, cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần là rất khốc liệt, ngan hàng nào có chất lượng phục vụ tốt, đa dạng về sản phẩm, biết đánh vào tâm lý người tiêu dùng về lãi suất, tính tiện ích,. sẽ giành được thắng lợi.

> Hiệu suất sử dụng vốn bán lẻ

Hiệu suất sử dụng vốn bán lẻ là tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng số vốn huy động bán lẻ trong cùng một thời gian. Hiệu suất này càng lớn chứng tỏ ngân hàng tận dụng tốt nguồn vốn bán lẻ huy động được để cho vay với đối tượng khách hàng bán lẻ, như vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ an toàn hơn vì huy động và cho vay bán lẻ thường có thời hạn ngắn hơn, như vậy các khoản huy động và cho vay sẽ có sự tương thích về thời hạn. Nếu hiệu suất này nhỏ, thể hiện ngân hàng đang sử dụng vốn bán lẻ để cho vay, kinh doanh các hoạt động khác không sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hơn nữa, hiệu suất sử dụng vốn bán lẻ lớn, chứng tỏ vốn huy động bán lẻ về chủ yếu tập trung vào cho vay bán lẻ, như vậy ngân hàng đang tập trung vào phát triển tín dụng bán lẻ.

> Thu lãi và lợi nhuận thu được từ hoạt động TDBL

Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh với mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Hoạt động TDBL chỉ được coi là phát triển nếu lợi nhuận ngân hàng thu được tương xứng với đồng vốn bỏ ra. Để có được lợi nhuận như

Khoá luận tốt nghiệp 18 Khoa ngân hàng

mong muốn ngoài việc đa dạng hoá sản phẩm, tăng trưởng dư nợ bán lẻ, tăng số lượng khách hàng,... để tăng doanh thu, ngân hàng cũng cần tập trung quản lý các chi phí liên quan đến hoạt động TDBL như chi vốn đầu vào, chi phí nguồn nhân lực,...

> Chỉ tiêu phản ánh chất lượng trong hoạt động TDBL

Khi nhắc tới sự phát triển của TDBL không thể không nhắc tới rủi ro. Đặc điểm của TDBL là rủi ro của từng khoản vay là lớn do ngân hàng có rất ít thông tin về khách hàng vay vốn, nên không đánh giá chính xác được về rủi ro của khoản vay. Theo quyết định 493, rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tôt chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Rủi ro tín dụng được phản ánh qua các tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu.Trong đó, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi quá hạn. Còn nợ xấu là các khoản nợ được xếp từ nhóm 3-5 trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Nợ quá hạn, nợ xấu càng nhiều thì ngân hàng càng phải đối mặt với nhiều rủi ro.

- Tỷ lệ nợ quá hạn: . , , Dưnợtíndụnqbánlẻquấhạn Tỷ lệ nợ quá hạn =---'ʃ — / —:— D ưnợtíndụn g bấnlẻ - Tỷ lệ nợ xấu: / Dưnợtíndụngbánlẻnhóm 5 Tỷ lệ nợ xấu =---'τ~r----. , , ,--- Dưnợtíndụngbảnlẻ

Các tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ vốn của ngân hàng ứ đọng nhiều, rủi ro mất vốn cao. Tỷ lệ này cao còn thể hiện công tác thẩm định, quản lý, giám sát các khoản vay có vấn đề.

Ngoài ra, có thể xét đến tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ.

- Tỷ lệ dư nợ có TSĐB

Tldư ncó TSĐB DưnợtíndụngbấnlẻcỏTSĐB

Dưnợtíndụngbấnlẻ

Khoá luận tốt nghiệp 19 Khoa ngân hàng

Tỷ lệ này càng lớn thì càng an toan cho ngân hàng. Khi khách hàng không thực hiện hay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi thì ngân hàng có TSĐB để bù đắp khoản vốn mà mình bỏ ra. Hơn nữa khi có TSĐB, sẽ nâng cao được trách nhiệm của khách hàng vay vốn.

1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính

Phát triển không chỉ đơn thuần là xem xét, phân tích về mặt định lượng thông qua các số liệu, chỉ tiêu tính toán mà cần được đành giá về mặt định tính thông qua các chỉ tiêu sau:

> Thứ nhất, là sự phù hợp củaTDBL với đường lối phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, hệ thống pháp luật. Bất cứ hoạt động kinh doanh nào nếu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước sẽ có nhiều thuận lợi, có được sự hỗ trợ từ nhà nước. Cùng với đó, hệ thống pháp luật được xây dựng đầy đủ, hàng lang pháp lý an toàn sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh đi đúng hướng, có được sự bảo vệ của pháp luật. Khi đi kinh doanh theo đường lối phát triển kinh tế-xã hội của đất nước sẽ có được sự phát triển ổn định, có tiềm năng phát triển trong thời gian dài.

> Thứ hai, phát triển TDBL phải đảm bảo tính an toàn. Hoạt động kinh doanh tiền tệ là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro, nên để đánh giá sự phát triển của mảng hoạt động nào đó, người ta luôn quan tâm tới tính an toàn. Tính an

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phúc yên khoá luận tốt nghiệp 134 (Trang 25)