Yếu tố trong nước.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN trong bối cảnh đại dịch covid 19 bùng phát trên toàn cầu và hàm ý cho việt nam (Trang 64 - 66)

C. Tìm kiếm hiệu

3.1.2. Yếu tố trong nước.

Điểm cộng đầu tiên trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, theo ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận xét: đó là Việt Nam đã thành công hơn nhiều nước khác trong kiểm soát dịch bệnh Covid. Đây chính là lợi thế cạnh tranh giúp cho Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tốt hơn các nước khác. Không chỉ là các dự án đầu tư mới mà cả các dự án đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam từ trước cũng được hưởng lợi thế này. Các nhà đầu tư quyết định tiếp tục dịch chuyển tài sản sản

xuất của họ tới Việt Nam, nhờ vậy giúp Việt Nam lập được các thành tích rất tốt về xuất nhập khẩu trong năm 2020.

Tiếp theo, trong năm 2020 phần lớn các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, vẫn duy trì tốt được sản xuất, duy trì được chuỗi cung ứng toàn cầu. "Tiếng lành đồn xa", Việt Nam có hình ảnh tốt hơn trong mắt các nhà đầu tư nên tiếp tục thu hút nhiều thương vụ đầu tư lớn của các nhà đầu tư, nhiều dự án sản xuất được mở rộng.

Để cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách và sửa đổi, cải thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể:

- Luật Đầu tư sửa đổi đã được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2020 và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2021 với nhiều điểm mới, như cải cách thủ tục, mở rộng quyền tự chủ của nhà đầu tư; chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển nhà sản xuất tham gia chuỗi sản xuất và liên kết… Đặc biệt, Luật đã sửa đổi, bổ sung các ngành, nghề ưu đãi đầu tư nhằm bảo đảm thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, chất lượng theo Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, các Luật thuế và các Luật liên quan Đáng chú ý, cuối tháng 5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập tổ công tác đặc biệt nhằm đón đầu làn sóng đầu tư khi thế giới tái định vị chuỗi cung ứng và sản xuất sau đại dịch Covid-19. Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, trong làn sóng thúc đẩy dịch chuyển sản xuất, Việt Nam, với những lợi thế sẵn có, nằm trong nhóm quốc gia có cơ hội hưởng lợi và hoàn toàn có thể kỳ vọng vào làn sóng đầu tư thứ tư. Bên cạnh đó, việc tham gia kí kết các hiệp định toàn cầu cũng giúp Việt Nam mở rộng thị trường và tạo thêm nhiều cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp đầu tư vào nước ta. - Ngày 15/11/2020, trong bối cảnh toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra, Việt Nam đã kí kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đây là điểm nhấn, dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, mở ra một thị trường ổn định và rộng lớn với

2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm 30% GDP toàn cầu; là cơ hội tốt để duy trì, thúc đẩy đà phục hồi sau dịch bệnh, thu hút đầu tư nước ngoài. Trước tác động tiêu cực của đại dịch đối với nền kinh tế cũng như đối với cuộc sống và sự an toàn của người dân, việc ký Hiệp định RCEP thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc hỗ trợ phục hồi kinh tế, phát triển toàn diện, tạo việc làm và tăng cường chuỗi cung ứng khu vực cũng như ủng hộ một thỏa thuận thương mại và đầu tư tự do, toàn diện, dựa trên luật lệ. Hiệp định RCEP là giải pháp cấp bách để ứng phó với đại dịch Covid-19 của khu vực và trong việc xây dựng khả năng tự cường thông qua quá trình phục hồi kinh tế bền vững hậu đại dịch.

- Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020 góp phần phục hồi xuất khẩu sang châu Âu sẽ mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu, đầu tư, du lịch, đồng thời là nhân tố quan trọng tiếp tục đẩy mạnh quá trình cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Có thể nói, Việt Nam đang là một điểm đến tiềm năng với nhiều ưu thế, nhất là thành tựu chống dịch. Việt Nam cũng đảm bảo 4 yếu tố mà doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài mong muốn khi đầu tư vào một quốc gia. Đó là nguồn lao động có tay nghề, hệ thống logistics thuận tiện, môi trường pháp lý linh hoạt và triển vọng kinh tế vĩ mô ổn định.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN trong bối cảnh đại dịch covid 19 bùng phát trên toàn cầu và hàm ý cho việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w