C. Tìm kiếm hiệu
2.2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài:
Đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã khiến bức tranh kinh tế thế giới năm 2020 hết sức u ám. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2020 giảm 4,4%, mức giảm thấp hơn so với dự báo đưa ra trong tháng 6 năm 2020 (-4,9%). Điều chỉnh tích cực này là do tăng trưởng GDP quý II/2020 tại các nền kinh tế phát triển tốt hơn dự kiến và các chỉ tiêu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong quý III/2020. Dự báo tăng trưởng toàn cầu đạt 5,2% trong năm 2021. Tăng trưởng nhóm các nền kinh tế phát triển được dự báo giảm 5,8% năm 2020, nhưng sẽ tăng lên mức 3,9% trong năm 2021. Đối với các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi, tăng trưởng được dự báo ở mức -3,3% năm 2020 và tăng lên 6% năm 2021. Theo World Bank, thương mại hàng hóa thế giới phục hồi mạnh mẽ nhưng việc duy trì tăng trưởng trong tương lai vẫn chưa rõ ràng. Giá hàng hóa có xu hướng tăng nhờ tín hiệu tích cực từ sản xuất vắc-xin. Trong tháng 11/2020, một số mặt hàng, đặc biệt là dầu thô, đã tăng giá mạnh do việc công bố vắc-xin COVID-19 có hiệu lực đã làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư, thúc đẩy triển vọng phục hồi nhu cầu đầu tư Lực lượng lao động dồi dào, trình độ thấp và giá rẻ. Báo cáo của World Bank cho thấy tâm lý lạc quan đã thúc đẩy sự phục hồi dòng vốn đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Dòng vốn vào các nền kinh tế mới nổi và phát triển tăng dần. Hầu hết các thị trường chứng khoán của các quốc gia này đã phục hồi trong tháng 11/2020, nhưng vẫn ở dưới mức trước đại dịch ở nhiều quốc gia. Đối với Mỹ, ngày 14/5/2020, Tổng thống Mỹ D.Trump đã ký sắc lệnh nhằm hỗ trợ các công ty Mỹ dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các nhà lập pháp của Mỹ cũng đang soạn thảo dự thảo luật nhằm làm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc, trong đó bao gồm ý tưởng thành lập một quỹ 25 tỷ USD để đầu tư vào các công ty muốn cải tổ mối quan hệ với Trung Quốc.
Bên cạnh Hoa Kỳ, một số quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc... đã ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ các công ty dịch chuyển dây chuyền sản xuất
về nước hoặc đầu tư sang nước thứ ba nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Philippines,… Xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang diễn ra từ trước khi có đại dịch Covid-19; tuy nhiên, dịch Covid-19 là chất xúc tác khiến quá trình dịch chuyển này diễn ra nhanh hơn, quyết liệt hơn.