ngoài vào nước chủ nhà trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
1.2.2.1. Bối cảnh đại dịch Covid-19.
Cuộc “Ðại phong tỏa” do Covid-19 khiến thế giới đối mặt với những bất ổn và thách thức nghiêm trọng, hệ lụy có thể dẫn dến một cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu và có lẽ là một trong những lần suy thoái sâu nhất lịch sử. Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 không chỉ có tác động nghiêm trọng đến tính mạng con người trên khía cạnh y tế mà còn tàn phá đến kinh tế toàn cầu như một cú sốc phi truyền thống, cách thức mà đại dịch gây ra chưa từng có tiền lệ và thế giới chưa từng có kinh nghiệm để ứng phó. Theo trang tổng quan về bệnh Coronavirus của WHO trên toàn cầu , tính đến ngày 2 tháng 2 năm 2021 , đã có 102.817.575 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, bao gồm 2.227.420 trường hợp tử vong , được báo cáo cho WHO.
Trong khi hệ thống y tế vẫn đang gồng mình để bảo vệ sức khỏe cộng đồng thì tác động của đại dịch còn đe dọa đến sinh kế của hàng tỷ người trên thế giới. Theo IMF, Covid-19 bùng phát trên toàn cầu là một cuộc “Ðại phong tỏa” (The Great Lockdown) và tất cả các cuộc khủng hoảng khi được gắn với chữ “The Great” đêu gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cái sau luôn khác biệt và tàn khốc hơn cái trước. Nếu so với hai cuộc khủng hoảng nặng nề nhất trong lịch sử mà thế giới đã trải qua là “Ðại suy thoái” (The Great Depression) những năm 1930 và “Ðại khủng hoảng” (The Great Crisis) vào năm 2008 - 2009, Covid-19 là một cuộc khủng hoảng nằm ngoài sức tưởng tượng và suy đoán của bất kỳ ai. Cuộc “Ðại phong tỏa” do Covid-19 gây ra có thể khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020 lao dốc ở mức -5,2% và có khả năng sẽ là cuộc suy thoái nghiêm trọng thứ tư trong hơn 150 năm qua. Thế giới đang đối mặt với những bất ổn rất lớn, số liệu thống kê về chỉ số bất ổn trong chính sách kinh tế toàn cầu GEPU tính đến tháng 09/2020 đã ở mức
đỉnh điểm là 412,05 so với thời điểm khủng hoảng tài chính 2008 - 2009 là 197,64 và tỷ lệ các nền kinh tế phải dối mặt với suy thoái kinh tế là 92,9% (xem Hình 1.1), đây đều là những mức cao nhất từ trước đến nay. Kết quả này hàm ý một viễn cảnh đầy bi quan của thế giới khi mà Covid-19 là một cú sốc y tế và sẽ dẫn đến một cuộc đại suy thoái kinh tế.
Hình 1.1 : Tỷ lệ các nền kinh tế đối mặt với suy thoái (%), giai đoạn 1871-2021.
Nguồn: Nguyễn Khắc Quốc Bảo & cộng sự (2020), dữ liệu trích xuất từ WB.
Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan khắp toàn cầu, đã có nhiều quan điểm trái chiều trong cách thức phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh. Vấn đề đặt ra tại thời điểm đó là có hay không sự đánh đổi giữa sức khỏe người dân với các mục tiêu kinh tế, nhiều chính sách đối lập đã được các quốc gia áp dụng để chống dịch Covid-19. Ở nhóm các nước ưu tiên sức khỏe người dân như Trung Quốc, Việt Nam, và các nước Ðông Âu đã có những thái độ kiên quyết với những biện pháp kịp thời, mạnh dạn nhằm kiểm soát và hạn chế sự lây nhiễm dịch bệnh. Trong khi đó, Mỹ, Brazil, Nhật và các nước Tây Âu lại xem nhẹ ảnh hưởng của Covid-19, có thái độ chủ quan, phản ứng chậm trễ, và chần chừ trong việc đánh đổi các mục tiêu kinh tế với sức khỏe người dân. Ðến thời điểm này có thể khẳng định việc chủ động phòng, chống và kiểm soát Covid-19 phải được ưu tiên hàng đầu khi đại dịch mới là nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế và các hệ lụy đến xã hội. Song song đó, trước sự tàn phá của Covid-19, các quốc gia cũng lần lượt
thực thi những gói hỗ trợ từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ kỷ lục nhằm phòng, chống dịch bệnh, duy trì thanh khoản thị trường, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư, và xây dựng viễn cảnh hồi phục và tăng trưởng kinh tế trở lại. Số liệu dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 từ IMF vào tháng 06/2020 có thể là một dấu hiệu cho thấy mức độ hiệu quả trong chống dịch và duy trì liên tục các hoạt động kinh tế. Vì sự chủ quan với Covid-19 mà Mỹ, Brazil đang là những ổ dịch lớn nhất thế giới với mức tăng trưởng dự báo lần luợt là -8% và -5,3%, bên cạnh dó còn có Nhật (-5,2%) và EU (-7,1%). Ngược lại, việc ưu tiên khắc chế dịch ngày từ đầu đã giúp Trung Quốc, một ngoại lệ thần kỳ của thế giới đạt tăng trưởng 1,2%, với Việt Nam là 2,7% (thống kê 9 tháng đầu năm là 2,12%).
Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động mạnh tới dòng vốn đầu tư toàn cầu. Cuối tháng 3/2020, IMF thông báo rằng các nhà đầu tư đã rút 83 tỷ USD khỏi các nước đang phát triển kể từ đầu cuộc khủng hoảng Covid-19, là dòng vốn chảy ra lớn nhất từng được ghi nhận. Tất cả các lĩnh vực sẽ bị ảnh huởng, tuy nhiên sự sụt giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất được dự báo ở các lĩnh vực hàng tiêu dùng cá nhân như hàng không, khách sạn, nhà hàng, giải trí, cũng như các lĩnh vực công nghiệp sản xuất và năng lượng. Theo dự báo của UNCTAD (2020), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới có thể sụt giảm 30 - 40% trong giai đoạn 2020-2021, và tình trạng này có thể còn trầm trọng hơn tại các quốc gia đang phát triển, do tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 lên lĩnh vực khai khoáng và sản xuất - là những lĩnh vực đầu tư chủ yếu tại các quốc gia đang phát triển.
Ðại dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới nền kinh tế trên toàn cầu. Các tổ chức quốc tế đều dự báo bi quan về tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày 24 tháng 6 năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội của thế giới giảm 4,9% so với năm 2019. Tổng thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm 3,6% và khiến 100 triệu người người rơi vào tình trạng đói nghèo. Trong Báo cáo theo dõi nhanh số 2 của ILO: Covid-19 và thế giới việc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố ngày 7 tháng 4 năm 2020 có tới 81% lực lượng lao động toàn cầu (3,3 tỷ người) hiện đang chịu tác động của đại dịch Covid-
19 do nơi làm việc bị đóng cửa một phần hoặc toàn bộ. Nền kinh tế toàn cầu phải hứng chịu hai cú sốc lớn. Về phía cung, dịch Covid-19 gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng tới nguồn cung lao động. Công suất sử dụng máy móc thiết bị giảm do tình trạng đóng cửa nhà máy. Về phía cầu, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới kinh tế thế giới do sự giảm sút về nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thu nhập của người tiêu dùng. Ngoài ra, dòng vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu đã có dấu hiệu giảm mạnh, khi đại dịch bùng phát trên quy mô toàn cầu thì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được dự báo giảm sâu xuống còn 1000 tỷ USD.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu đã giảm 49% trong nửa đầu năm 2020 so với năm 2019, do ảnh hưởng của nền kinh tế từ Covid-19, theo báo cáo về Xu hướng Đầu tư Toàn cầu mới nhất của UNCTAD được công bố vào ngày 27/10/2020. Theo báo cáo, các nền kinh tế phát triển có sự sụt giảm lớn nhất, với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đạt 98 tỷ USD trong giai đoạn 6 tháng - giảm 75% so với năm 2019.
Xu hướng này càng trở nên trầm trọng hơn do dòng vốn vào các nền kinh tế châu Âu giảm mạnh, chủ yếu ở Hà Lan và Thụy Sĩ. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Mỹ giảm 56% xuống còn 68 tỷ USD. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nền kinh tế đang phát triển giảm 16% ít hơn dự kiến, chủ yếu là do đầu tư bền vững vào Trung Quốc. Lưu lượng giảm chỉ 12% ở châu Á nhưng thấp hơn 28% so với năm 2019 ở châu Phi và thấp hơn 25% ở châu Mỹ Latinh và Caribe.
Trong sáu tháng đến tháng 6 năm 2020, các nước đang phát triển ở châu Á chiếm hơn một nửa tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu. Dòng chảy sang các nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi đã giảm 81% do sự sụt giảm mạnh mẽ ở Liên bang Nga. Báo cáo cho thấy sự sụt giảm trên tất cả các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chính. Báo cáo cho thấy giá trị M&A xuyên biên giới đạt 319 tỷ USD trong ba quý đầu năm 2020. Sự sụt giảm 21% ở các nước phát triển, chiếm khoảng 80% giao dịch toàn cầu, được kiểm tra bằng việc tiếp tục hoạt động M&A trong các ngành kỹ thuật số.
Giá trị của các thông báo về dự án đầu tư vào cánh đầu tư mới - một chỉ báo về xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tương lai - là 358 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2020. Các nền kinh tế đang phát triển có mức giảm lớn hơn nhiều (- 49%) so với các nền kinh tế phát triển (-17%), phản ánh mức khả năng triển khai các gói hỗ trợ kinh tế còn hạn chế.
Số lượng các giao dịch tài chính dự án xuyên biên giới được công bố đã giảm 25%, với mức giảm mạnh nhất trong quý 3 năm 2020, cho thấy đà trượt giá vẫn đang tăng nhanh.
Dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài
M&A xuyên biên
giới Quý 1-Quý 3 Các dự án đầu tư mới Quý 1-Quý 3*
Các dự án tài chính quốc tế Quý 1-Quý 3**
Hình 1.2: Nhiệt kế đầu tư toàn cầu, Q1-Q3 2020 (Phần trăm thay đổi so với 2019).
Nguồn: UNCTAD, 2020
* Xu hướng trong các dự án đầu tư mới đề cập đến 8 tháng đầu năm 2020. ** Tài chính cho dự án quốc tế đề cập đến (xu hướng về) số lượng giao dịch, vì giá trị dự án cho những tháng gần nhất không có sẵn.
Hình 1.3: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo khu vực, 6 tháng đầu năm 2020 so với bình quân 6 tháng 2019 (Tỷ đô la Mỹ và phần trăm).
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report, 2020.
Trước tình hình đó, mọi hành động của Chính phủ đều có thể có tác động tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần phải có thông tin cập nhật chính xác về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và khả năng phát triển tương lai của đầu tư trực tiếp nước ngoài để có chính sách hỗ trợ và hướng dẫn phù hợp. Nhìn chung, tác động của đại dịch Covid-19 lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ phụ thuộc vào sự thành công của các phản ứng chính sách kinh tế và hệ thống y tế công. Nghiên cứu dưới đây sẽ phân tích các yếu tố thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước chủ nhà trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đồng thời xem xét những cơ hội và thách thức đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm ngăn chặn đà suy giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đón làn sóng đầu tư mới sau đại dịch Covid-19.
1.2.2.2. Các yếu tố thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước chủ nhà trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Có rất nhiều lý thuyết giải thích các yếu tố quyết định đến dòng vốn vào đầu tư trực tiếp nước ngoài: Caves (1971) lý giải động cơ của đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang và chiều dọc. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang là loại hình đầu tư nhằm mục đích tìm kiếm thị trường. Mục tiêu chính của loại hình đầu tư này là các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng một số lợi thế của nước chủ nhà để phân phối sản phẩm, bán sản phẩm, kéo dài vòng đời của chu kỳ kinh doanh. Trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc là loại hình đầu tư nhằm mục đích tìm kiếm tài nguyên. Mục tiêu chính của loại hình đầu tư này nhằm khai thác nguyên liệu thô, tận dụng những công nghệ, tài nguyên, giá lao động rẻ của nước chủ nhà để tối ưu hóa chi phí cũng như quy trình sản xuất sản phẩm.
Dunning (1988) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua mô hình lý thuyết OLI (Ownership- Location-Internalization) gồm 3 nhóm yếu tố về lợi thế: Lợi thế về quyền sở hữu (O), lợi thế về vị thế (L) và lợi thế về nội bộ hóa (I). Tìm kiếm tài nguyên: đầu tư nước ngoài xảy ra khi các công
ty xác dịnh vị trí quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, ví dụ như khoáng sản, các sản phẩm nông nghiệp… (2) Tìm kiếm thị trường: các công ty đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nó có tác dụng thay thế nhập khẩu và hỗ trợ hoạt động thương mại trong nước. (3) Tìm kiếm hiệu quả: đầu tư nước ngoài được thực hiện để thúc đẩy chuyên môn hóa nguồn lực hiện có bao gồm lao động, tài sản ở trong nước và nước ngoài của các công ty đa quốc gia hiệu quả hơn. Ðây là loại hình đầu tư nhằm hợp lý hóa hoạt động các công ty đa quốc gia và xu hướng chuyên môn hóa các chi nhánh trong mạng lưới nội bộ của các công ty này (Dunning, 2000; Rugman and Verbeke, 2001). Trên thực tế, mô hình OLI của Dunning đã được sử dụng rộng rãi như là một khuôn khổ lý thuyết toàn diện trong các nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác dịnh yếu tố quyết định vị trí đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như giải thích các hoạt động của các công ty bên ngoài ranh giới quốc gia.
Ðặc biệt, trên cơ sở khung lý thuyết OLI của Dunning, tổ chức UNCTAD (1998) đã đưa ra ba nhóm yếu tố ảnh hưởng môi trường đầu tư của nước sở tại, trong đó bao gồm nhóm yếu tố khung chính sách cho đầu tư nước ngoài; nhóm yếu tố kinh tế và nhóm yếu tố thứ ba là tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi được thể hiện cụ thể trong hình 1.1. Căn cứ vào ba nhóm yếu tố này tổ chức UNCTAD đã có các cuộc điều tra thường niên từ năm 1998 cho đến nay nhằm đánh giá, xếp điểm cạnh tranh giữa các quốc gia trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ðây là cơ sở rất quan trọng được các nhà khoa học cũng như chính phủ các nước đánh giá cao trong việc sử dụng để đánh giá hiệu quả về cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở cấp độ quốc gia.
Yếu tố ảnh hưởng của Nước sở tại Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài dựa trên động cơ
Yếu tố kinh tế của nước sở tại