Xuất một số hàm ý chính sách cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN trong bối cảnh đại dịch covid 19 bùng phát trên toàn cầu và hàm ý cho việt nam (Trang 66 - 72)

C. Tìm kiếm hiệu

3.2. xuất một số hàm ý chính sách cho Việt Nam

Ðể thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữ chân các nhà đầu tư tiềm năng, cũng như là tối đa hoá lợi ích mang lại từ hoạt động đầu tư của đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính phủ cần phải có những chính sách phù hợp, coi thời gian khủng hoảng do đại dịch là cơ hội để thu hút và giữ chân nhà đầu tư, hướng tới việc tăng cường sự thâm nhập của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào kinh tế địa phương. Ðể đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc phải tiếp tục kiểm soát tốt dịch COVID-19, tránh lây nhiễm trong cộng đồng, thì Chính phủ và chính quyền các địa phương cần phải hoàn thiện các nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất, tập trung toàn bộ nhân lực, vật lực nhằm ngăn chặn dịch Covid-19

đang diễn biến phức tạp, đồng thời hạn chế tối thiểu sự ảnh hưởng của dịch bệnh tới đời sống và tinh thần của người dân. Thực hiện tốt mục tiêu kép mà Chính phủ đề

ra: “Vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội”. Song song đó, để duy trì hoạt động và nâng cao sức đề kháng cho nền kinh tế, cần phải phát huy tối đa nguồn lực trong nước, kích cầu nội địa nhiều hơn, tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa thị trường đầu ra và đầu vào để giảm phụ thuộc vào một hoặc một nhóm các chuỗi cung ứng, từ đó để trở thành một nền kinh tế tự chủ hơn. Tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động đầu tư của nước ngoài nhằm thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang dịch chuyển, đặc biệt là sự chuyển dịch từ Trung Quốc của các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Ðồng thời, Chính phủ cần sớm xây dựng và công bố chính sách thu hút dịch chuyển dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới sau đại dịch Covid-19.

Thứ hai, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để hướng tới thực hiện có hiệu

quả mục tiêu kép là vừa chống dịch và vừa phát triển kinh tế. Việt Nam đang nổi lên là một trong các điểm đến thu hút làn sóng dịch chuyển vốn với những lợi thế cạnh tranh sẵn có. Nếu như trước đây Việt Nam thường được nhắc đến là quốc gia ổn định chính trị, ổn định kinh tế vi mô, lạm phát thấp, nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng, khoảng cách địa lý gần các trung tâm kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì nay được bổ sung thêm hai lợi thế mới từ đại dịch Covid-19 làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Ðó là được các tổ chức quốc tế hàng đầu như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá là hình mẫu về ứng phó khủng hoảng trong đại dịch Covid-19 và khả năng cầm cự của doanh nghiệp Việt Nam rất tốt. Ðể tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, cần phải không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý và chính sách đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hậu Covid-19.

Theo đó, cần phải tiếp tục sửa đổi Luật Ðầu tư và các văn bản dưới luật, gỡ bỏ các quy định gây rào cản, gây ra chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; định rõ các chính sách và nguyên tắc, điều kiện áp dụng ưu đãi, tăng cường hỗ trợ đầu tư,... Tập trung chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài như rà soát quỹ đất, mặt bằng, nhà xưởng và các hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất; đẩy nhanh quá trình đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng; phát triển công

nghiệp hỗ trợ; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Bên cạnh đó, cần tăng cường các chính sách hỗ trợ và tháo gỡ các khó khăn cho các lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19.

Thứ ba, đa dạng hóa các hình thức quảng bá, xúc tiến đầu tư, đặc biệt là hình

thức trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế trao đổi và tìm hiểu thông tin về Việt Nam. Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài có chững lại và sụt giảm nhẹ nhưng việt nam vẫn sẽ là điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế rất quan tâm đến Việt Nam nhưng do đại dịch Covid-19 nên khó khăn trong việc tiếp cận. Việc tổ chức các cuộc họp trực tuyến, các chương trình xúc tiến từ xa sẽ mang lại hiệu ứng tích cực, tạo đà để đón dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hậu Covid-19. Thực tế, từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư và các cuộc làm việc của tập đoàn đa quốc gia quan tâm đến Việt Nam được chuyển sang hình thức trực tuyến với đầu cầu Việt Nam đặt tại Trung tâm Ðiều hành của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư. Chẳng hạn, trong tháng 7, hơn 1.000 nhà đầu tư Nhật Bản đã tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến Việt Nam Nhật Bản để tìm cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam trong bối cảnh các doanh nghiệp đang có xu hướng co cấu lại chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng nhằm đa phương hóa, đa dạng hóa đầu tư, tránh phụ thuộc vào một quốc gia, một đối tác. Các co quan xúc tiến đầu tư tại các địa phương cung đã và đang sáng tạo xây dựng các nền tảng xúc tiến đầu tư trực tuyến, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, không thể tiến hành các hoạt động xúc tiến trực tiếp. Chẳng hạn như tại Cần Thơ, trong thời gian Covid-19 đã đưa vào vận hành cổng thông tin điện tử xúc tiến đầu tư - thương mại, nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận các dự án.

Thứ tư, ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực công nghệ

cao, thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, sản xuất thiết bị y tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, du lịch, tài chính, logicstic…sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển kết cấu hạ

tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0. Ðảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Thứ năm, về thị trường và đối tác, cần đa phương hóa, đa dạng hóa nhằm thu

hút đầu tư nước ngoài từ các thị trường và đối tác tiềm năng, chú ý tới các thị trường, đối tác hiện tại như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ… Khai thác hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn điện, đối tác chiến lược toàn điện, chú trọng các nước phát triển hàng đầu thế giới, các tập đoàn xuyên quốc gia nắm giữ công nghệ nguồn, tiên tiến và trình độ quản trị hiện tại.

Thứ sáu, việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần được đặt trong bối cảnh

phát triển kinh tế quốc gia. Các chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư được ban hành cần dựa trên nguyên tắc và cam kết mà Việt Nam đã thỏa thuận với các tổ chức quốc tế (ví dụ tổ chức WTO…) đảm bảo đúng mục tiêu công bằng và không có sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ bảy, cần coi đào tạo nguồn nhân lực là một mục tiêu quan trọng. Cụ thể:

cần triển khai các giải pháp để một mặt thu hút lao động có kỹ năng vào khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, mặt khác đào tạo lại cho công nhân để thích ứng với các thay đổi của khoa học công nghệ. Hiện tại, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang được đổi mới mạnh mẽ theo hướng tăng cường tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo bám sát xu hướng của cách mạng công nghiệp lần thứ tu, gắn đào tạo với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Cuối cùng, tận dụng lợi thế của Việt Nam trong thị trường của Cộng đồng

Kinh tế ASEAN và cơ hội do các hiệp định thương mại tự do tạo ra, đặc biệt để khai thác tối đa tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của EVFTA, Việt Nam nên đơn giản hóa các quy định hiện hành về đầu tư. Ngoài ra, Chính phủ cung nên tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ tu pháp liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng và thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ giải quyết tranh chấp ngoài tòa án để các nhà đầu tư có thể có niềm tin bền vững vào môi trường đầu tư của Việt Nam.

3.3. Kết luận

Ðầu tư trực tiếp nứớc ngoài là một trong những nguồn lực có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia nên các quốc gia luôn tìm cách cải thiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nuớc để có thể thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn tìm hiểu một số yếu tố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh đại dịch Covid của một số nước ASEAN. Đó là yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, các quy tắc liên quan đến nhập cảnh và hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài, hiệp định đầu tư quốc tế, các chính sách giảm thuế, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư có tác động đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh Covid bùng phát trên toàn cầu.

. Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu trong giai đoạn dịch bệnh Covid bùng phát 2020 còn gặp nhiều hạn chế do ở nhiều nước công tác phòng chống dịch bệnh vẫn được đặt lên ưu tiên hàng đầu nên các thông tin về đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫ còn sơ sài. Ðó là những hạn chế của luận văn này. Trong thời gian tới, khi các thông tin được được cập nhật đầy đủ, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng phương pháp định lượng để đo lường chính xác các biến nhằm kết luận cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài trong và sau giai đoạn Covid.

Luận văn đã góp thêm một bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động dến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nuớc ASEAN trong giai đoạn phòng chống Covid. Từ đó, những nguời nghiên cứu sau có thêm tư liệu cho việc nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một giai đoạn dài, các nhà hoạch định chính sách của một số nước ASEAN vừa có thêm cơ sở để khẳng định, lượng hóa các yếu tố có tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài để đưa ra những chính sách, những điều chỉnh phù hợp sao cho thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ phát triển đất nuớc, phát triển khu vực và nâng cao vị thế nội khối ASEAN, vừa chung tay đẩy lùi dịch Covid . Các doanh nghiệp cũng có thể căn cứ vào kết quả định lượng các yếu tố tác động dến đầu tư trực tiếp nước ngoài để

đưa ra quyết định đầu tư sao cho có lợi nhất cho mình và tối đa hóa lợi nhuận, nhưng vẫn bảo vệ lợi ích của mình trong cuộc chiến chống lại giặc Covid.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN trong bối cảnh đại dịch covid 19 bùng phát trên toàn cầu và hàm ý cho việt nam (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w