1.3.1.1. Khái niệm dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp
Trong tài chính doanh nghiệp, dự báo là việc ước định tình hình tài chính của doanh nghiệp ở tương lai đặt trong một viễn cảnh nhất định bằng cách cân bằng tài chính, dự đoán khả năng sinh lời và mức độ rủi ro.
Để đưa ra được dự báo tài chính, thông thường ta phải thực hiện quy trình sau:
Sơ đồ 1.3. Quy trình dự báo tài chính
[Nguồn:12, tr.274]
Phạm Thị Thủy, Nguyễn Thị Lan Anh (2018), Báo cáo tài chính Phân tích – Dự báo và Định giá, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân: “Dự báo tài chính là việc dự báo về các chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo tài chính của các kỳ kinh doanh sắp tới, từ đó xác định nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp”.
1.3.1.2. Mục tiêu dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp
Dự báo doanh thu
Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo
doanh thu
Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh Dự báo bảng cân đối kế toán Điều chỉnh dự báo Dự báo báo cáo
32
Hoạt động dự báo tài chính nhằm giúp các chủ thể quản lý tài chính có thể định hướng cho tất cả các hoạt động của đơn vị mình trong tương lai và kiểm chứng tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể của dự báo tài chính doanh nghiệp thể hiện:
- Góp phần giúp doanh nghiệp định hướng, đặt ra mục tiêu cho hoạt động tài chính của đơn vị trong tương lai, đồng thời cung cấp cơ sở để phân tích, đánh giá, kiểm chứng hoạt động tài chính của DN theo các mục tiêu đã đề ra, đảm bảo trạng thái cân bằng tài chính, duy trì và cải thiện sự ổn định, phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Giúp cho bộ phận lãnh đạo, các nhà quản trị doanh nghiệp nắm bắt được triển vọng tài chính của đơn vị, xác định rõ mục tiêu tài chính cần đạt được trong một thời kỳ nhất định. Từ đó, đưa ra những quyết định đầu tư, tài trợ, mở rộng kinh doanh hay thu hẹp hoạt động cho phù hợp, khả thi và mang lại hiệu quả nhất.
- Là công cụ hữu hiệu giúp nhà quản trị thực hiện tốt việc điều hành hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, có chiến lược kinh doanh phù hợp cũng như kịp thời có những thay đổi, điều chỉnh hoạt động để ứng phó với những khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
- Là căn cứ để các nhà lãnh đạo nhận định chính xác về DN, nhìn nhận được những thuận lợi, khó khăn mà doanh nghiệp đang và sẽ gặp phải.
- Giúp các đối tượng bên ngoài có liên quan đến doanh nghiệp (nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, nhà cung ứng…) đánh giá tình trạng của doanh nghiệp trong tương lai để đưa ra các quyết định phù hợp, hiệu quả.