Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại công ty cổ phần sông đà hà nội (Trang 63 - 72)

cho SXKD

3.2.1.1. Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cấu trúc tài chính là việc đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn xét trong mối liên hệ với cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Việc phân tích này giúp doanh nghiệp nhận diện các ưu, nhược điểm của cấu trúc tài chính hiện tại, nhận diện các dấu hiệu rủi ro tài chính, từ đó có các quyết sách kịp thời để bảo đảm tính phát triển bền vững của doanh nghiệp, giảm thiểu những rủi ro và tăng triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Phân tích cấu trúc tài chính hướng tới các nội dung cơ bản sau: Phân tích cấu trúc nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản), phân tích cấu trúc tài sản.

+ Phân tích cấu trúc tài sản:

Phân tích cơ cấu tài sản và tình hình biến động để nắm được tình hình tăng giảm tài sản, tình hình phân bổ tài sản từ đó đánh giá việc sử dụng vốn có hợp lý hay không.

54

Bảng 3.1. Phân tích cơ cấu tài sản của công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội (2017-2020)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2018/2017 2019/2018 2020/2019

ST TT ST TT ST TT ST TT ST TT ST TT ST TT

A. TS NGẮN HẠN 187 89% 246 88% 280 89% 282 85% 59 32% 34 14% 2 1%

1. Tiền và các khoản

tương đương tiền 16 8% 24 8% 41 13% 13 4% 8 50% 17 71% -28 -69% 2. Đầu tư tài chính NH 1 0% 0% 0% 17 5% -1 -100% 0 18 3. Các khoản phải thu NH 133 64% 170 61% 176 56% 210 63% 37 28% 6 4% 34 19% 4. Hàng tồn kho 36 17% 49 18% 57 18% 39 12% 13 36% 8 16% -18 -32% 5. TSNH khác 1 0% 3 1% 6 2% 3 1% 2 200% 3 100% -2 -42%

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 22 11% 34 12% 36 11% 49 15% 12 55% 2 6% 13 36%

1. Các khoản phải thu DH 0% 1 0% 1 0% 1 0% 1 0 0% 0 0% 2. Tài sản cố định 8 4% 7 3% 7 2% 15 5% -1 -13% 0 0% 8 114% 3. Tài sản dở dang dài hạn 4 2% 13 5% 14 5% 0 0% 9 225% 1 8% -14 -100% 4. Đầu tư tài chính dài hạn 0% 0% 1 0% 15 5% 0 1 14 1400%

5. TSDH khác 10 5% 13 5% 13 4% 18 5% 3 30% 0 0% 5 40%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 209 100% 280 100% 316 100% 331 100% 71 34% 36 13% 15 5%

55

Tổng tài sản của Sông Đà Hà Nội giai đoạn 2017-2020 có xu hướng tăng. Tổng tài sản năm 2017 là 209 tỷ đồng, sang năm 2018 tăng mạnh với 34% tương ứng tăng 71 tỷ đồng. Năm 2019, tổng tài sản tiếp tục tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn là 13% so với năm 2018 đạt 316 tỷ đồng. Năm 2020, tổng tài sản của Sông Đà Hà Nội là 331 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so với năm 2019.

Trong cơ cấu tài sản của công ty tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 85% và có xu hướng biến động tăng, giảm tuy nhiên mức biến động tỷ trọng không đáng kể. Năm 2018, tài sản ngắn hạn đạt 247 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 88% tổng tài sản. Năm 2019 TSNH tăng 13% so với năm 2018, với tỷ trọng tăng nhẹ đạt 89%. Tuy nhiên, sang năm 2020 TSNH tăng giá trị (282 tỷ đồng) nhưng tỷ trọng giảm còn 85% so với tổng tài sản.

Trong cơ cấu TSNH các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu và có xu hướng giảm tỷ trọng. Trong tổng tài sản tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn chiếm trên 56%. Như vậy vốn của công ty ứ đọng chủ yếu ở các khoản phải thu ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là chính sách công nợ của công ty đang được nới lỏng, đặc thù ngành nghề và tình hình kinh tế khó khăn nên khách hàng khó khăn trong thanh toán.

Hàng tồn kho: Thời điểm cuối năm 2018 là 49 tỷ đồng tăng 13 tỷ đồng so với số đạt cuối năm 2017 là 36 tỷ đồng, tương ứng với tăng 36%, tỷ trọng tăng 1%. Sang năm 2019, mức tồn kho tiếp tục tăng 16% với giá trị tồn kho là 57 tỷ đồng, tỷ trọng không có biến động giữ ở mức 18%. Số tăng thêm tập trung chủ yếu tại chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên do các công trình đầu tư kéo dài nhưng chưa quyết toán. Đến năm 2020, hàng tồn kho của công ty giảm với giá trị còn 39 tỷ đồng tương ứng tỷ trọng 12%. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lớn, đầu tư kéo dài chưa quyết toán chủ yếu tập

56

trung 2 công trình là công trình san lấp cát Rạng Đông (12 tỷ đồng) và công trình Khu đô thị Cổ Lễ (17 tỷ đồng).

Tài sản dài hạn của công ty Sông Đà Hà Nội giai đoạn 2017-2020 chiếm tỷ trọng nhỏ 11% đến 15% và có sự biến động không đáng kể. Tổng tài sản dài hạn năm 2017 là 22 tỷ đồng chiếm 11% trong tổng tài sản. Đến năm 2020 TSDH có giá trị là 49 tỷ đồng với tỷ trọng 15%. Trong tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản dở dang dài hạn, tài sản dài hạn khác (khoản trả trước dài hạn) và tài sản cố định.

Tài sản dở dang dài hạn: có sự tăng đột biến trong năm 2018 từ 4 tỷ đồng lên 13 tỷ đồng với tỷ trọng năm 2018 chiếm 5% tổng giá trị tài sản. Nguyên nhân của sự tăng tài sản dở dang dài hạn là do công ty Sông Đà Hà Nội đang có chủ trương đầu tư các dự án khai thác mỏ tại Nam Định và đầu tư vào cụm công nghiệp Yên Ninh, huyện Ý Yên, Nam Định. Đến năm 2020, các hạng mục đầu tư được quyết toán và chuyển sang tài sản nên tài sản dở dang dài hạn của Công ty được kết chuyển toàn bộ giá trị.

Chi phí trả trước dài hạn: số cuối năm 2018 đạt 13 tỷ đồng tăng so với số cuối năm 2017 đạt 10 tỷ đồng, tương ứng tăng 25% và tỷ trọng giảm 1%. Năm 2019 duy trì giá trị 13 tỷ đồng và tỷ trọng 4%. Năm 2020, giá trị chi phí trả trước dài hạn tăng lên 18 tỷ đồng, tương ứng tăng mạnh 40%, tỷ trọng 5% trong tổng tài sản. Chi phí trả trước dài hạn của Công ty có giá trị lớn chủ yếu là chi phí thuê trụ sở tại tòa nhà Sông Đà trả trước cho Tổng công ty Sông Đà cho thời gian thuê là 50 năm. Ngoài ra, khoản chi phí trả trước dài hạn tăng đột biến tại năm 2019 và năm 2020 là do trong năm SHA xin giấy phép khai thác khoáng sản (3,58 tỷ đồng) và chi phí đầu chung đầu tư mỏ cát (6,67 tỷ đồng) cho phép khai thác cát tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định với thời gian phân bổ 5 năm.

57

Tài sản cố định năm 2018 là 7 tỷ đồng chiếm 2% tổng tài sản. Năm 2019 tỷ trọng này duy trì 2% tương ứng với giá trị 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2020 TSCĐ của Công ty có sự tăng mạnh đạt 15 tỷ đồng, giá trị tăng 8 tỷ, tỷ trọng tăng lên 5% tổng tài sản. Tính đến ngày 31/12/2020 tổng nguyên giá tài sản cố định của Sông Đà Hà Nội là 20,74 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải truyền dẫn. Giá trị khấu hao lũy kế đến 31/12/2020 là 5,79 tỷ đồng. Giai đoạn này công ty Sông Đà Hà Nội không có đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc và có tiến hành thanh lý một số tài sản là phương tiện vận tải với giá trị 1 tỷ đồng. Giá trị TSCĐ tăng thêm là do một số dự án khai thác mỏ tại Nam Định trong năm 2020 kết chuyển sang tài sản.

Như vậy, giai đoạn 2017-2020 Công ty Sông Đà Hà Nội không thực hiện công tác đầu tư máy móc thiết bị mà mở rộng quy mô kinh doanh sang mảng khai thác cát tại tỉnh Nam Định. Tỷ trọng TSDH và TSNH trong cơ cấu Tài sản thay đổi không đáng kể. Tuy nhiên, công nợ phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng thể hiện Công ty đang áp dụng công cụ nợ như 1 chính sách bán hàng để phát triển thêm khách hàng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn về tài chính cũng như bị chiếm dụng vốn.

+ Phân tích cấu trúc nguồn vốn:

Việc phân tích cấu trúc nguồn vốn nhằm đánh giá tính hợp lý của nguồn vốn hiện hành về cả mức độ tự chủ, lẫn chính sách huy động vốn. Một cơ cấu nguồn vốn tối ưu luôn là bài toán khó đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Việc huy động vốn một mặt đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng mặc khác còn liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của Công ty, ta phân tích cơ cấu nguồn vốn qua bảng:

58

Bảng 3.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty SHA (2017-2020)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2018/2017 2019/2018 2020/2019 ST TT ST TT ST TT ST TT ST TL ST TL ST TL

A. NỢ PHẢI TRẢ 165 79% 233 83% 268 85% 281 85% 68 41% 35 15% 14 5% I. Nợ ngắn hạn 165 79% 233 83% 266 84% 280 85% 68 41% 33 14% 16 6%

1. Phải trả người bán ngắn hạn 42 20% 37 13% 58 18% 43 13% -5 -12% 21 57% -15 -25% 2. Người mua trả tiền trước NH 23 12% 48 17% 88 28% 74 22% 25 109% 40 83% -14 -16% 3. Thuế và các khoản PNNN 1 0% 6 2% 20 6% 25 8% 5 500% 14 233% 5 27% 4. Phải trả người lao động 1 0% 1 0% 2 1% 2 1% 0 0% 1 100% 0 20% 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 16 8% 35 13% 26 8%

15 5% 19 119% -9 -26% -11 -41% 6. Phải trả ngắn hạn khác 1 0% 3 1% 1 0% 3 1% 2 200% -2 -67% 2 242% 7. Vay và nợ thuê tài chính NH 81 39% 103 37% 71 22% 118 36% 22 27% -32 -31% 47 66%

II. Nợ dài hạn 0 0% 0 0% 2 1% 1 0% 0 2 -2

1. Vay và nợ thuê tài chính dài

59

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2018/2017 2019/2018 2020/2019 ST TT ST TT ST TT ST TT ST TL ST TL ST TL

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 44 21% 47 17% 48 15% 50 15% 3 7% 1 2% 2 4% I. Vốn chủ sở hữu 44 21% 47 17% 48 15% 50 15% 3 7% 1 2% 2 4%

1. Vốn góp chủ sở hữu 40 19% 40 14% 40 13% 40 12% 0 0% 0 0% 0 0% 2. Quỹ đầu tư phát triển 1 0% 1 0% 1 0% 1 0% 0 0% 0 0% 0 0% 3. Quỹ khác thuộc VCSH 0 0% 0 0% 0 0% - 0% 0 0% 0 0% 0 0% 4. Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 3 2% 6 3% 7 2% 9 3% 3 100% 1 17% 2 24%

II. Nguồn kinh phí và quỹ

khác 0% 0% 0% 0%

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 209 79% 280 83% 316 85% 331 85% 71 34% 36 13% 15 5%

60

Qua bảng phân tích cho thấy tổng nguồn vốn tăng trưởng trong giai đoạn 2017-2020 với tốc độ tăng trưởng là 34% năm 2018, 13% năm 2019 và năm 2020 là 5%. Năm 2020, tổng nguồn vốn đạt 331 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2019, tương ứng tăng 15 tỷ đồng.

Đáng chú ý cơ cấu vốn của Sông Đà Hà Nội chủ yếu là nguồn vốn huy động từ bên ngoài, chiếm tới trên 79% tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng lên. Năm 2017, nợ phải trả là 165 tỷ đồng với tỷ trọng 79% nhưng đến năm 2020 đã tăng mạnh lên 281 tỷ đồng với tỷ trọng tăng chiếm 85% tổng nguồn vốn của SHA. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm dưới 21%, có xu hướng giảm dần từ 21% năm 2017 xuống còn 15% năm 2020.

Nợ phải trả của SHA có tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2017-2020. Trong các khoản nợ phải trả chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Bên cạnh đó khoản tiền người mua trả tiền trước cho công ty cũng chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên. Mặc dù nguồn vốn chiếm dụng này không mất chi phí nhưng việc phụ thuộc vào nhà cung ứng cho thấy tài chính của công ty không tốt, trường hợp nhà cung cấp ngừng cấp hàng sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty. Nguồn vốn vay và nợ ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng 22% đến 39% và có xu hướng biến động tăng giảm từ 103 tỷ đồng năm 2018 xuống 71 tỷ đồng năm 2019 nhưng lại tăng lên 118 tỷ đồng năm 2020.

Qua phân tích cho thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn thấp và tỷ trọng các khoản nợ phải trả có chiều hướng tăng thể hiện mức độ tự chủ của Công ty trong kinh doanh giảm dần. Tình hình tài chính của công ty phụ thuộc vào đối tác bên ngoài, chiếm dụng vốn lớn.

3.2.1.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh

Mối quan hệ cân bằng giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản phản ánh tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh

61

cân bằng tài chính của công ty. Đối với phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh xét theo quan điểm luân chuyển vốn và quan điểm ổn định nguồn tài trợ (nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời).

Tình hình đảm bảo vốn của công ty Sông Đà Hà Nội năm 2020 thể hiện:

Bảng 3.3. Tình hình đảm bảo vốn của công ty năm 2020

ĐVT: tỷ đồng

TÀI SẢN Năm

2020 NGUỒN TÀI TRỢ Năm 2020 A. Tài sản ngắn hạn 282 A. Nguồn tài trợ tạm

thời 280

1. Tiền và các khoản

tương đương tiền 13 1. Nợ ngắn hạn 280

2. Đầu tư tài chính NH 17

3. Các khoản phải thu

NH 210

4. Hàng tồn kho 39

5. TSNH khác 3

B. Tài sản dài hạn 49 B. Nguồn tài trợ thường

xuyên 51

1. Các khoản phải thu

DH 1 1. Nợ dài hạn 1

2. Tài sản cố định 15 2. Vốn chủ sở hưu 50

3. Tài sản dở dang dài

hạn 0

4. Đầu tư tài chính dài

hạn 15

5. TSDH khác 18

Tổng cộng 331 331

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính Công ty SHA năm 2020)

Từ bảng phân tích 3.3 cho thấy tổng tài sản của công ty là 332 tỷ đồng nhưng vốn thường xuyên chỉ bù đắp được 50 tỷ đồng, số còn lại phải bù đắp

62

bằng nguồn tài trợ tạm thời. Chứng tỏ công ty đang đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài.

Hiện nay, nguồn vốn dài hạn của công ty lớn hơn tài sản dài hạn điều này cho thấy công ty có vốn lưu chuyển, cân bằng tài chính đảm bảo.

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại công ty cổ phần sông đà hà nội (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)