Yếu tố chính trị pháp lý

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 53 - 54)

7. Kết cấu của luận án

2.7.1 Yếu tố chính trị pháp lý

BDNT là một nội dung quan trọng của văn hoá, có tác động rất lớn đến đời sống tinh thần của nhân dân. Các chương trình BDNT trước tiên phải đảm bảo tuân thủ đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11 năm 1946, Bác Hồ chỉ rõ: “Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, nhấn mạnh vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.48 Do đó, yếu tố chính trị - pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng nhất, có sự ảnh hưởng lớn đến QLNN đối với BDNT.

Có thể nói, QLNN đối với BDNT phải dựa trên những chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và nhằm mục đích phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Văn hoá gắn liền với chính trị và là nền tảng xây dựng hệ tư tưởng chính trị của người dân. Do đó, một trong các nội dung trọng tâm trong chính sách lãnh đạo của Đảng đó là xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. BDNT không chỉ nhằm mục đích phục vụ nhu cần hưởng thụ văn hoá tinh thần, giải trí của người dân mà còn phải thực hiện những nhiệm vụ chính trị nhất định. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của BDNT là tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến mỗi người dân, sử dụng NTBD như một công cụ hữu hiệu để truyền bá tư tưởng, quan điểm chính trị đến người dân. Có thể nói, các hoạt động BDNT như kịch nói, ca múa nhạc có thể giúp truyển tải các thông điệp một cách gần gũi, dễ tiếp cận đến từng người dân.

Do đó, QLNN đối với BDNT phải đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Ví dụ như, Quyết định số 1456/QĐ-TTg ban hành ngày 19/8/2014 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định rõ quan điểm: “Phát triển nghệ thuật biểu diễn nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Phát triển nghệ thuật biểu diễn theo định hướng ưu tiên đầu tư bồi dưỡng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, từng vùng; bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nghệ thuật thế giới, xây dựng và phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn hiện đại.” Quyết định 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 về phê duyệt chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2030 đã đề ra: “Chủ động hợp tác và quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới, phát huy sức mạnh mềm văn hóa, góp phần quan trọng vào sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo dựng môi trường hoà bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo đảm sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.” Như vậy, hoạt động QLNN đối với BDNT nói riêng và văn hoá nói chung phải phù hợp với quan điểm chỉ đạo của 48 “Văn Hóa Soi Đường Cho Quốc Dân Đi,” https://dangcongsan.vn, accessed February 23, 2022, https://dangcongsan.vn/multimedia/megastory-van-hoa-soi-duong-cho-quoc-dan-di-598254.html.

Đảng và Nhà nước và đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Do đó, một trong những nội dung quan trọng của QLNN đối với BDNT đó là ban hành các văn bản, chính sách, khung pháp lý để điều chỉnh mọi hoạt động BDNT. Đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 các hoạt động BDNT không chuyên, tự phát ngày càng ra tăng về số lượng và hình thức hoạt động phong phú thì việc quản lý nội dung của các chương trình, hoạt động này là một thách thức lớn.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w