Yếu tố kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 54 - 55)

7. Kết cấu của luận án

2.7.1. Yếu tố kinh tế-xã hội

Chính sách, pháp luật về QLNN đối với BDNT bị tác động sâu sắc bởi chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa, giáo dục và y tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Tư tưởng về XHH bắt đầu được Đảng đề cập đến từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII và được cụ thể hóa trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng thông qua việc nhấn mạnh một lần nữa chủ trương các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Ở các kỳ đại hội tiếp theo, chủ trương này tiếp tục được khẳng định và trở thành nhiệm vụ trọng tâm. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định, các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần XHH, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục cụ thể hóa “đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo” và “xúc tiến xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin với bước đi thích hợp cho từng loại hình, từng vùng”. Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16-6-2008, của Bộ Chính trị khóa IX, về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” chỉ rõ, xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch XHH các hoạt động văn học - nghệ thuật, làm rõ các lĩnh vực cần XHH, lĩnh vực của Nhà nước và nhân dân cùng làm, lĩnh vực Nhà nước phải đầu tư, bảo tồn, xây dựng và phát triển.

Nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP, ngày 21-8-1997, về“Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế và văn hóa”; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP, ngày 19-8-1999, về “Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao”; Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, ngày 18-4-2005, về “Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao”. Nghị quyết số 05 khẳng định, XHH nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) cũng ban hành Chỉ thị số 32/2008/CT- BVHTTDL, ngày 08-4-2008, về “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch” với mục tiêu phát huy tiềm năng trí tuệ, sự sáng tạo, cơ sở vật chất, công sức của nhân dân và các lực lượng xã hội cùng Nhà nước góp phần chăm lo cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch của đất nước; tạo điều kiện cho các tầng lớp xã hội, nhất là với người nghèo, các đối tượng chính sách, người dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào vùng dân tộc thiểu số được nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, thể thao và du lịch; thực hiện một phần việc đổi mới cơ chế quản lý hoạt động của xã hội, mở rộng quyền và trách

nhiệm của nhân dân, các thành phần kinh tế trong việc tham gia hoạt động và quản lý lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w