Quản lý về biểu diễn nghệ thuật ở Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 63 - 67)

7. Kết cấu của luận án

2.8.3. Quản lý về biểu diễn nghệ thuật ở Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, khối doanh nghiệp văn hóa đều là các doanh nghiệp tư nhân, nhưng Nhà nước hết sức quan tâm hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc. Cục Công nghiệp văn hóa thuộc Bộ Văn hóa và Du lịch là cơ quan chuyên hoạch định các chính sách nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc trên thị trường quốc tế. Cục hỗ trợ ngành công nghiệp văn hóa xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; hỗ trợ các ngành công nghiệp văn hóa thâm nhập vào thị trường quốc tế; phát triển các giá trị gia tăng cho các sản phẩm văn hóa và tăng cường thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cho ngành công nghiệp văn hóa.

Cục Công nghiệp văn hóa Hàn Quốc có các phòng theo từng lĩnh vực mà Bộ quản lý như: Bản quyền tác giả; điện ảnh, phim hoạt hình và video; công nghiệp trò chơi và công nghệ âm nhạc; công nghệ văn hóa và đào tạo nhân lực. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông đa phương tiện và kỹ thuật số, Cục này cũng có một đơn vị chuyên chăm lo phát triển nội dung cho các phương tiện kỹ thuật truyền thông hiện đại, phát triển nhân vật trò chơi, hoạt hình và truyện tranh.

Quy định pháp luật: Đối với các khuôn khổ pháp lý liên quan đến đa dạng văn hóa, Đạo luật bảo vệ và thúc đẩy đa dạng văn hóa (Được ban hành vào năm 2014), Đạo luật khung về văn hóa (ban hành năm 2013) và Đạo luật khuyến mãi văn hóa địa phương (ban hành vào năm 2014) gần đây đã được ban hành. Ngoài ra, Đạo luật quảng cáo nghệ thuật và văn hóa, Đạo luật phúc lợi nghệ sĩ, Hỗ trợ Đạo luật giáo dục nghệ thuật và văn hóa, Đạo luật quảng bá hình ảnh chuyển động và sản phẩm video, Quảng cáo phim hoạt hình và Đạo luật quảng cáo ngành công nghiệp âm nhạc.

Mục đích của Luật biểu diễn trước công chúng là nhằm bảo đảm quyền tự do hoạt động nghệ thuật cũng như khuyến khích các hoạt động BDNT trước công chúng.

Quy định chi tiết về biểu diễn nghệ thuật tại Luật biểu diễn trước công chúng (public performance act).

Thứ nhất, vai trò quản lý của Nhà nước đối với nghệ thuật biểu diễn được thể hiện vai trò quy hoạch, lập kế hoạch và định hướng sự phát triển của nghệ thuật biểu diễn trước công chúng tại Hàn Quốc

Tại Điều 3 Luật biểu diễn trước công chúng quy định trách nhiệm của “Chính phủ và chính quyền địa phương sẽ xây dựng và thực hiện các kế hoạch xúc tiến nghệ thuật biểu diễn” (khoản 1). Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm lập và thực hiện

quy hoạch tổng thể biểu diễn trước công chúng trên cơ sở các đề xuất của lãnh đạo các địa phương bao gồm các vấn đề sau:

“1. Các vấn đề liên quan đến việc đào tạo và hỗ trợ cho nghệ sĩ biểu diễn;

2. Các vấn đề liên quan đến việc đào tạo và bố trí nguồn nhân lực cho hoạt động biểu diễn, đạo cụ, chiếu sáng sân khấu, thiết kế sân khấu, âm thanh sân khấu, vv;

3. Các vấn đề liên quan đến việc mở rộng các cơ sở cho hoạt động biểu diễn trước công chúng, chẳng hạn như các nhà hát;

4. Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng các cơ sở vật chất phục vụ thể thao thể thao và giáo dục như nhà hát,

5. Các vấn đề liên quan đến biểu diễn nghệ thuật ở nước ngoài;

6. Các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy ngành công nghiệp biểu diễn;

7. Các vấn đề quan trọng khác liên quan đến việc quảng bá nghệ thuật biểu diễn theo quy định của Nghị định của Tổng thống.”

Trong Quản lý văn hóa ở Hàn Quốc, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa là một đặc điểm nổi bật. Ở Hàn Quốc, khối doanh nghiệp văn hóa đều là các doanh nghiệp tư nhân, nhưng Nhà nước hết sức quan tâm hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc. Cục Công nghiệp văn hóa thuộc Bộ Văn hóa và Du lịch là cơ quan chuyên hoạch định các chính sách nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc trên thị trường quốc tế. Cục hỗ trợ ngành công nghiệp văn hóa xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; hỗ trợ các ngành công nghiệp văn hóa thâm nhập vào thị trường quốc tế; phát triển các giá trị gia tăng cho các sản phẩm văn hóa và tăng cường thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cho ngành công nghiệp văn hóa.

Cục Công nghiệp văn hóa Hàn Quốc có các phòng theo từng lĩnh vực mà Bộ quản lý như: Bản quyền tác giả; điện ảnh, phim hoạt hình và video; công nghiệp trò chơi và công nghệ âm nhạc; công nghệ văn hóa và đào tạo nhân lực. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông đa phương tiện và kỹ thuật số, Cục này cũng có một đơn vị chuyên chăm lo phát triển nội dung cho các phương tiện kỹ thuật truyền thông hiện đại, phát triển nhân vật trò chơi, hoạt hình và truyện tranh

Bên cạnh vai trò lập quy hoạch xây dựng và vận hành các nhà hát, Chính phủ và chính quyền địa phương còn trực tiếp thành lập vận hành nhà hát hoặc ủy thác cho cá nhân, tổ chức khác để nâng cao hiệu quả việc vận hành nhà hát. Ngoài ra, Chính quyền các tỉnh sẽ thông qua đề xuất thành lập và quản lý các nhà hát của mọi chủ thể có nhu cầu (Điều 9)

Thứ hai, Chính phủ quy định về các tiêu chuẩn bằng cấp áp dụng đối với những người hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng như cung cấp các sở vật chất và tổ chức các kỳ thi để tạo thuận lợi cho những người hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

Thứ ba, việc QLNN đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật được thực hiện thông qua cơ chế giám sát và chế tài xử phạt.

quy định tại Điều 33 thì thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong biểu diễn nghệ thuật trước công chúng là người đứng đầu các tỉnh (Thị trưởng các thành phố, thống đốc các thành phố tự trị hoặc người đứng đầu các Si/Gun/gu). Theo đó, các hành vi vi phạm quy định về biểu diễn trước công chúng sau sẽ bị đình chỉ hoạt động biểu diễn trong vòng không quá 06 tháng:

Vi phạm quy định biểu diễn nghệ thuật gây hại cho trẻ vị thành niên.

Vi phạm quy định hạn chế biểu diễn nghệ thuật bởi người nước ngoài (phải được Ủy ban giám sát truyền thông KMRB kiểm duyệt và khuyến nghị)

Vi phạm các quy định về đăng ký và quản lý địa điểm biểu diễn.

Vi phạm các quy định về đảm bảo an ninh buổi biểu diễn (chi phí quản lý an ninh và tổ chức quản lý an ninh..)

Không đảm bảo các biện pháp để đối phó với các thảm họa như kế hoạch quản lý các thảm họa được đề xuất lên lãnh đạo chính quyền địa phương.

Vi phạm các quy định về kiểm tra và giám sát và đảm bảo cơ sở vật chất của địa điểm biểu diễn theo quy định của Tổng thống.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là trong vòng 02 tháng kể từ thời điểm vi phạm. (Điều 33)

Về chế tài xử phạt hành chính, Luật biểu diễn trước công chúng quy định các mức phạt tiền phụ thuộc vào mức độ các hành vi vi phạm.

“(1) Bất kỳ người nào dưới đây bị phạt vi phạm hành chính không quá 20 triệu won: Không thực hiện lập, báo cáo và bổ sung kế hoạch quản lý và đối phó thảm họa.

Không đảm bảo các biện pháp để đối phó với các thảm họa như kế hoạch quản lý các thảm họa được đề xuất lên lãnh đạo chính quyền địa phương.

(2) Bất kỳ người nào dưới đây sẽ bị phạt hành chính không quá 10 triệu won:

- Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý địa điểm biểu diễn tại Điều 9 của Luật. - Vi phạm các quy định về đảm bảo an ninh buổi biểu diễn (chi phí quản lý an ninh và tổ chức quản lý an ninh..)

- Vi phạm các quy định về kiểm tra và giám sát và đảm bảo cơ sở vật chất của địa điểm biểu diễn theo quy định của Tổng thống.

- Vi phạm các quy định về nộp các dữ liệu liên quan kế hoạch kiểm tra hàng năm về cơ sở vật chất và đảm bảo an toàn hoặc kế hoạch không đảm bảo quy định hoặc thực tế số liệu không đảm bảo khi được kiểm tra bởi cấp có thẩm quyền.

Vi phạm tuân thủ yêu cầu gỡ bỏ hoặc tiêu thủ các tài liệu gây hại cho trẻ vị thành niên theo yêu cầu của Chính quyền địa phương.

(3) Bất kỳ người nào vi phạm các quy định về chứng chỉ nghề nghiệp sẽ bị phạt hành chính đến không quá 3 triệu won.

(4) Thẩm quyền xử phạt là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

Ngoài quy định về xử phạt vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm quy định biểu diễn nghệ thuật trước công chúng có thể bị xử phạt được áp dụng là phạt tù hoặc phạt tiền với mức cao

nhất là phạt tù đến 3 năm và phạt tiền tới 30 triệu won (Điều 40).

Tóm lại, việc học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài đối với mỗi nước bao giờ cũng phải cân nhắc lựa chọn những kinh nghiệm phù hợp với bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội và điều kiện phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Kết luận chương 2

NTBD và BDNT là hai khái niệm có mối quan hệ nội tại không thể tách rời, việc nghiện cứu QLNN về BDNT cần dựa trên các khái niệm, đặc điểm cơ bản của QLNN về BDNT, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với BDNT.

Biểu diễn nghệ thuật (art performance) là hoạt động được thực hiện thông qua các hành động do nghệ sĩ hoặc những người tham gia khác thực hiện. Nó có thể được thực hiện kiến trực tiếp hoặc thông qua tài liệu, được phát triển hoặc viết một cách tự phát, và theo truyền thống được trình bày trước công chúng trong một bối cảnh mỹ thuật ở một phương thức liên ngành.

BDNT có những loại hình khác nhau được thực hiện với mục đích khác nhau ví dụ như BNDT chuyên nghiệp và BNDT không chuyên, BNDT về mục đích công hay BNDT vì mục đích thương mại. Với mỗi quốc gia, BNDT không chỉ là những hoạt động mang giá trị văn hoá mà còn có đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hộị.

Quản lý NN đối với BDNT là việc nhà nước thực hiện ban hành các văn bản chính sách và pháp luật để xác định rõ mục đích, định hướng phát triển BDNT và đảm bảo xây dựng một khung pháp lý để các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động BNDT tuân thủ. QLNN đối với BNDT là hoạt động chủ yếu của ngành văn hoá nhưng cũng là hoạt động cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của quản lý liên ngành. Nhà nước ta cần tăng cường hoạt động quản lý đối với BNDT nhằm phát huy được những giá trị tinh hoa của dân tộc.

Thực tế cho thấy BDNT trong mỗi giai đoạn phát triển sẽ có những đặc điểm đặc thù nhất định,. Trong giai đoạn hiện nay, các nghệ thuật truyền thống đã và đang được công nhận là những di sản văn hóa phi vật thể, nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là với sự phát triển của cách mạng công nghệ, hội nhập quốc tế do đó hoạt động BDNT đã và đang bị ảnh hưởng nhất định. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến QLNN đối với BDNT là tiền đề quan trọng trong việc đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện hoạt động QLNN đối với BDNT và thông qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN đối với BDNT trong thời gian tới.

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w