Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu sau:

Một phần của tài liệu ĐỀ đọc HIỂU văn THCS CHUẨN (Trang 112 - 113)

- Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó

221. Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu sau:

"Các bậc phụ huynh kính mến!

Kỳ thi của các em học sinh đang tới gần. Chúng tôi biết rằng các vị đều đang mong cho con mình sẽ giành được kết quả cao trong kỳ thi này.. Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng, trong số các em, những người có mặt tại kỳ thi, có người sẽ là một nghệ sĩ, người không cần hiểu sâu về Toán. Có người sẽ là một doanh nhân, người không cần phải quá quan tâm đến lịch sử hay văn học Anh. Có người sẽ là một nhạc sĩ, người mà với họ, môn Hoá học sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Có người sẽ là một vận động viên, người mà việc rèn luyện thể chất sẽ quan trọng hơn là môn Vật lý, giống như vận động viên Schooling của chúng ta. Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con.

Hãy nói với con rằng: ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Con được sinh ra trên đời cho những điều lớn lao nhiều hơn thế.

Hãy nói với con rằng, dù điểm số của con là bao nhiêu, cha mẹ vẫn yêu con và không hề phán xét.

Xin hãy làm như vậy, và nếu các vị thực hiện điều đó, hãy chờ xem con mình chinh phục thế giới. Một kỳ thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ đi những ước mơ và tài năng bên trong của các con.

Và cuối cùng, xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này.

Trân trọng, Hiệu trưởng".

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 3: Tại sao thầy hiệu trưởng lại cho rằng : Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con?

Câu 4: Theo anh/ chị, qua bức thư trên, thầy hiệu trưởng muốn nhắn nhủ điều gì với các bậc phụ huynh học sinh?

Câu 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Kỳ thi của các em học sinh đang tới gần. Câu 6. Chỉ ra thành phần biệt lập: Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng, trong số các em, những người có mặt tại kỳ thi, có người sẽ là một nghệ sĩ, người không cần hiểu sâu về Toán.

222. Đọc đoạn trích dưới đây:

Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt đê phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó.

Từ kết quả của nhiều cuộc thí nghiệm, nhà tâm lí học B.F.Skinner kết luận rằng: “lời khen luôn luôn khiến cho những hành vi tốt được tăng lên và những hành vi xấu giảm đi”.

Trong rất nhiều gia đình, dường như hình thức giao tiếp chính của cha mẹ với con cái là quát mắng và la rầy. Rất nhiều trường hợp con cái trở nên tệ hơn chứ chẳng phải khá hơn chút nào sau mỗi lần bị đối xử như vậy. Các bậc cha mẹ thực sự không hiểu rằng điều mà con cái họ thực sự cần là lòng yêu thương và những lời nói chân thành. Lời động viên, khen ngợi đúng lúc hoặc lòng bao dung giúp họ vượt lên những lỗi lầm và nỗ lực cao hơn…

1. Xác định PTBĐ chính.

2. Chỉ ra thái độ thường có của “chúng ta” khi giao tiếp với người thân nêu trong đoạn trích.

3. Theo tác giả, con cái thực sự cần điều gì từ các bậc cha mẹ của mình? 4. Tác dụng của việc viện dẫn kết luận của nhà tâm lí học B.F.Skinner?

5. Em có cho rằng ý kiến của tác giả: “Lời khen… cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển” mâu thuẫn với ý kiến của Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta” không? Vì sao?

Một phần của tài liệu ĐỀ đọc HIỂU văn THCS CHUẨN (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w