- Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó
58. Đọc đoạn văn bản:
Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng. Gió nâng tiếng hát chói chang, Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
Tay nhè nhẹ chút, người ơi,
Trông đôi hạt rụng, hạt rơi xót lòng. Dễ rơi là hạt đầu bông,
Công một nén, của một đồng là đây
1. Xác định thể thơ và PTBĐ được sử dụng trong đoạn văn bản trên.
2. Hình ảnh đồng quê được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào?
3. Tìm các biện pháp tu từ có trong bốn dòng thơ đầu. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
4. Chỉ ra 2 từ láy có trong đoạn thơ. 5. Nội dung đoạn thơ.
61. Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi (từ câu hỏi 1 đến câu hỏi 5): “Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay, Tiếng lích chích chim sâu trong lá, Con chìa vôi vừa hót vừa bay. Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Đã nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế, sớm khuya vất vả, Nhắm mắt rồi, lại mở ra ngay.
Câu 1: Nêu thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ? Câu 2: Tìm từ láy được sử dụng trong bài thơ?
Câu 3: Theo bài thơ, nếu “nhắm mắt” thì nhân vật trữ tình trong bài thơ sẽ nghe và
thấy điều gì?
Câu 4: Từ “nhắm mắt” và “mở mắt” trong bài thơ được dùng với ý nghĩa gì?
Câu 5: Tại sao khi nghĩ về cha mẹ, nhân vật trữ tình “nhắm mắt rồi lại mở ra ngay” 62. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
...Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về! Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu. Từ những năm đau thương chiến đấu Ðã ngời lên nét mặt quê hương Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn...
Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2: Tìm từ láy trong câu thơ sau: Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất. Câu 3: Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Chỉ ra và phân tích những biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên.
Câu 4: Nội dung của đoạn thơ mà tác giả muốn gửi tới chúng ta? Câu 5.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Từ ý thơ trên em hãy viết một đoạn văn bàn về truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam
63. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Rễ lầm lũi trong đất
Không phải để biết đất mấy tầng sâu Rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa Vì tầm cao trên đầu
Khi cây chưa chạm tới mây biếc
chưa là nơi ca hát của những loài chim
thì dẫu phải xuyên qua bao tầng đất đá Rễ vẫn xuyên tìm
Có thể ai đó đã nghe lá hát
Đã nghe từ hoa, từ quả mùi hương Nhưng với cây, bài ca đích thực Là từ rễ cất lên.
Câu 1. Xác định thể thơ và PTBĐ chính của văn bản trên. Câu 2. Xác định 2 từ láy có trong văn bản trên.
Câu 3. Trong văn bản, hình ảnh rễ hiện lên qua những nào? Câu 4. Vì sao tác giả lại viết:
Khi cây chưa chạm tới mây biếc
chưa là nơi ca hát của những loài chim thì dẫu phải xuyên qua bao tầng đất đá Rễ vẫn xuyên tìm.
Câu 5. Chỉ ra BPTT được sử dụng và nêu tác dụng: Rễ lam lũ cực nhọc và đen
đúa.
Câu 6. Tác giả cho rằng: “Nhưng với cây, bài ca đích thực/ Là từ rễ cất
lên”. Anh/chị có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?