VĨNH PHÖC: SÁP NHẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ “LẤY ĐỒNG THUẬN CỦA DÂN LÀM GỐC”

Một phần của tài liệu Ban tin CCHC so 37_PH (Trang 25 - 26)

“LẤY ĐỒNG THUẬN CỦA DÂN LÀM GỐC”

Sáp nhập thôn, tổ dân phố là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tại tỉnh Vĩnh Phúc, theo số liệu từ Sở Nội vụ, toàn tỉnh có 1.379 thôn, tổ dân phố. Ngày 13/7/2019, Hội đồng nhân dân tỉnh đã quyết nghị sáp nhập 274 thôn, tổ dân phố để thành lập 131 thôn, tổ dân phố (giảm được 143 thôn, tổ dân phố). Sau khi sáp nhập, toàn tỉnh còn 1.236 thôn, tổ dân phố. Điều đáng ghi nhận là việc sáp nhập thôn, tổ dân phố được người dân tỉnh Vĩnh Phúc hưởng ứng, không có đơn thư khiếu nại.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Thanh Quang cho biết, chính quyền các cấp trong tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu và sự đồng thuận của Nhân dân trong tổ chức triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp thôn, tổ dân phố chưa đảm bảo quy mô theo quy định để thành lập thôn, tổ dân phố mới. Qua đó, giúp tinh gọn bộ máy, giảm số người hoạt động không chuyên trách, phát huy vai trò của tổ chức tự quản trong cộng đồng dân cư. “Việc sắp xếp, sáp nhập phải đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, không gây xáo trộn, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống của nhân dân”, ông Nguyễn Thanh Quang khẳng định.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ở Vĩnh Phúc đã tích cực chỉ đạo triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp để thống kê số liệu thôn, tổ dân phố trên địa bàn, tổng hợp các phương án sáp nhập; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng Đề án, thực hiện quy trình, hồ sơ sáp nhập thôn, tổ dân phố. Cùng

với đó, các địa phương kiện toàn các chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố; sắp xếp và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách; khắc phục tình trạng tồn tại, hạn chế Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố không phải là đảng viên… Đồng thời, tiếp nhận những thông tin, ý kiến phản hồi của cán bộ, nhân dân về những khó khăn, vướng mắc để có những giải pháp, biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Ông Nguyễn Thanh Quang cho biết: Để việc sáp nhập thôn, tổ dân phố đạt hiệu quả và tạo sự đồng thuận cao từ người dân, tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương giữ nguyên không sáp nhập đối với thôn, tổ dân phố có địa bàn biệt lập không liền kề, cách trở giao thông gây khó khăn cho việc sinh hoạt cộng đồng hoặc một số tôn giáo và dân tộc thiểu số khác nhau có phong tục tập quán riêng biệt. Bên cạnh đó, những thôn, tổ dân phố chưa nhận được sự đồng thuận của người dân thì trước mắt không thực hiện sáp nhập; các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xem xét, vận động nhân dân để thực hiện sáp nhập theo quy định. Đối với thôn, tổ dân phố thuận lợi về vị trí địa lý phải sáp nhập nhưng khi triển khai đề án, tỷ lệ cử tri đồng ý dưới 50% thì đề nghị Ủy ban nhân dân huyện báo cáo Huyện ủy, Thành ủy chỉ đạo tiếp tục lấy ý kiến cử tri lần 2 và quán triệt giao nhiệm vụ cho Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, tổ chức chính trị xã hội quyết liệt vào cuộc hoàn thành việc sáp nhập. Đối với thôn, tổ dân phố không thuộc diện bắt buộc phải sáp nhập, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã quyết tâm sáp nhập nhưng cử tri chưa đồng thuận cao thì giữ nguyên, không bắt buộc phải sáp nhập.

Để cán bộ và Nhân dân cả tỉnh đồng thuận, Thường trực Đảng ủy tại các địa phương đã xác định phải tìm ra giải pháp giải quyết thỏa đáng những vấn đề phát sinh mà Nhân dân đưa ra. Các tổ chức đoàn thể, các chi bộ làm tốt công tác tuyên truyền đến các hộ, nhóm hộ, đoàn thể về chủ trương, lợi ích của việc sáp nhập. Với cách làm này, từ chỗ vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, đến khi bắt tay vào thực hiện, 100% cán bộ, người dân đều nhất trí đồng thuận với việc sáp nhập các thôn trên địa bàn…

Nguồn: vov.vn

Một phần của tài liệu Ban tin CCHC so 37_PH (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)