Kết quả đạt được
Thơng qua việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo bền vững, cơng tác giảm nghèo đã đạt được kết quả theo kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm bình quân từ 14,2% năm 2010 xuống cịn 9,6% năm 2012 và đến cuối năm 2013 cịn khoảng 7,8%, bình quân tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2,13%/năm; riêng các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 5%/năm. Các chính sách an sinh xã hội đã tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, giáo dục đào tạo; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo, xã bãi ngang… được tăng cường, gĩp phần cải thiện đáng kể hệ thống giao thơng, giảm chi phí sản xuất, giảm cách biệt về địa lý gĩp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, đời sống người nghèo được cải thiện.
Hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí tăng chi cho lĩnh vực an sinh xã hội, giảm nghèo theo khả năng ngân sách nhà nước, bảo đảm năm sau cao hơn năm trước cả về chi tuyệt đối và tương đối. Trong giai đoạn 2006-2013, kinh phí ngân sách nhà nước chi cho cơng tác an sinh xã hội, giảm nghèo khoảng 1.384.400 tỷ đồng, đạt 27,6% tổng chi ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo.
Một số hạn chế
Hiện nay, ngân sách nhà nước đĩng vai trị chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo. Việc thực thi các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo cịn phụ thuộc vào nguồn ngân sách trung ương. Các địa phương chưa huy động tối đa nguồn lực trong xã hội. Việc triển khai các chính sách ở nhiều nơi cịn mang tính thụ động.
Tổng kinh phí mà các đối tượng hưởng chính sách nhận được khơng nhỏ nhưng phân tán ở nhiều chính sách, do nhiều cơ quan quản lý và chi trả nên khĩ kiểm tra, giám sát, thống kê. Mặt khác, kinh phí hỗ trợ khơng kèm điều kiện dẫn đến nhiều trường hợp người hưởng lợi nhận tiền nhưng khơng thực hiện đúng mục tiêu chính sách đã đề ra. Một số chính sách cĩ định mức chưa thực sự phù hợp, chưa đảm bảo mức sống tối thiểu cho đối tượng thụ hưởng. Tính bao cấp của Nhà nước đối với các đối tượng thụ hưởng trong chính sách ngày càng tăng, như chính sách bảo hiểm y tế mở rộng diện hỗ trợ đối với hộ cận nghèo.
Việc lồng ghép chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo với các chương trình kinh tế - xã hội cịn mang tính hình thức. Một số chính sách ban hành cịn trùng lắp về đối tượng (như chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo).