Bằng lời văn thông thường, ta liệt kê những công việc mà thiết bị tự động phải làm để mô tả mỗi giai đoạn làm việc và xác định các điều kiện thỏa mãn ở mỗi thời điểm. Ví dụ dưới đây cho thấy khả năng và hạn chế của phương pháp mô tả này (hình 2- 63).
Ví dụ: Cần kẹp chặt một chi tiết và khoan một lỗ trên đó : Người điều khiển ấn các nút c và d để khởi động chu trình công nghệ bắt đầu bằng giai đoạn 1 :
Giai đoạn 1 : Pittông A chuyển động theo chiều A + để kẹp chặt chi tiết C. Khi lực kẹp đạt giá trị yêu cầu được đảm bảo bằng cảm biến áp suất a1, thì chuyển sang giai đoạn 2.
A B A+ A-- B-- B+ b0 b1 a0 a1 B0 R A0 C c d Cảm biến áp suất
Hình 2.63 Kẹp chặt và khoan lỗ
Ban quy en © Tr u ong DH Su pham K y t huat TP. HCM
Giai đoạn 2 : đầu khoan B đi xuống theo chiều B + và mũi khoan R quay thì chuyển sang giai đoạn 3.
Giai đoạn 3 : Khi nút b1 kết thúc động tác khoan, B đi lên theo chiều B- và R ngừng quay. Khi nút b0 ngừng chuyển động B-, mũi khoan trở về vị trí B0 thì chuyển sang giai đoạn 4. Giai đoạn 4 : Pittong A trở về theo chiều A- và nới lỏng chi tiết. Khi nút a0 ngừng chuyển động A- và pittong ở vị trí ban đầu A0, kết thúc một chu kỳ gia công.
Đối với những trường hợp nhiệm vụ điều khiển dài và phức tạp thì các mô tả bằng lời văn trên đây trở nên quá dài và nặng nề không thích hợp cho việc khai thác. Tuy nhiên việc mô tả bằng lời văn vẫn là cần thiết và được sử dụng trong khi lập sổ tay nhiệm vụ, chuẩn bị cho các giai đoạn sau : mô tả bằng biểu đồ và lập trình với các phương pháp ngắn gọn, súc tích và rõ ràng hơn.