Phaân loaïi caùc thieát bò kieåm tra töï ñoäng

Một phần của tài liệu Giáo trình tự động hóa quá trình sản xuất (dùng cho sinh viên đh, cđ các ngành cơ khí) (Trang 103 - 105)

4.1.1 .Vò trí vaø taùc duïng cuûa kæem tra ño löôøng

4.1.3 Phaân loaïi caùc thieát bò kieåm tra töï ñoäng

Dựa theo mức độ tự động hóa người ta chia các thiết bị kiểm tra ra các loại sau đây:

Hình 4.2 Các phương pháp cảm nhận đường kính lỗ

a) b) c) d) e) g) 1 2 1 1 2 3 Ban quy en © Tr u ong DH Su pham K y t huat TP. HCM

- Thiết bị kiểm tra bằng tay. - Thiết bị kiểm tra cơ khí. - Thiết bị kiểm tra bán tự động.

- Thiết bị kiểm tra tự động.

Khi sử dụng thiết bị (đồ gá) kiểm tra bằng tay thì người công nhân (ngừơi kiểm tra) thực hiện tất cả các thao tác cần thiết đều bằng tay như : gá và thao tác chi tiết trên đồ gá, xếp đặt các chi tiết thành phẩm và phế phẩm vào chỗ riêng biệt. Quá trình đánh giá chất lượng của chi tiết (hay sản phẩm) được thực hiện bằng mắt thường hoặc chỉ số của các dụng cụ đo.

Đối với thiết bị kiểm tra bán tự động thì một số thao tác như : gá, tháo chi tiết hoặc đôi khi cả phân loại chi tiết được thực hiện bằng tay, còn lại tất cả các công việc khác đều được thực hiện tự động. Ở các thiết bị kiểm tra tự động hóa thì tất cả các quá trình kiểm tra đều được tự động hóa.

Dựa theo phương pháp tác động đến quá trình gia công chi tiết thì các thiết bị kiểm tra được chia ra hai loại sau đây:

- Kiểm tra thụ động.

- Kiểm tra chủ động (kiểm tra tích cực)

Dùng các thiết bị kiểm tra thụ động để xác định các kích thước của chi tiết, phân loại các chi tiết ra thành các chính phẩm và phế phẩm, xác định các phế phẩm có thể sữa chữa hoặc không thể sửa chữađược, phân loại chi tiết ra thành từng nhóm theo kích thước.

Phương pháp kiểm tra hoàn chỉnh hơn là kiểm tra tích cực. Dựa vào kết quả đo lường, thiết bị kiểm tra tự động có thể điều chỉnh lại máy, điều chỉnh lại quy trình công nghệ, hoặc dừng máy nếu có chi tiết nào đó sai quy cách. Trong một số hệ thống kiểm tra tự động, có thể phát ra tín hiệu báo động bằng âm thanh (còi) hoặc ánh sáng (đèn) khi quy trình công nghệ bị vi phạm. Phương pháp kiểm tra tích cực làm giảm số lượng phế phẩm tới mức thấp nhất, thực tế sản xuất đã chứng minh điều đó.

Khi thực hiện kiểm tra tích cực thì không cần dừng máy và như vậy thời gian kiểm tra trùng với thời gian máy (thời gian gia công ). Vì quá trình kiểm tra kích thước được thực hiện trực tiếp trong quá trình gia công, cho nên các thiết bị kiểm tra tích cực cho phép điều khiển được quá trình công nghệ nhằm đảm bảo được độ chính xác theo yêu cầu. Điều này có thể đạt được nhờ cơ cấu phản hồi ngược tác động lên cơ cấu chấp hành của máy để ngăn ngừa phế phẩm. Các thiết bị kiểm tra này chính là các thiết bị tự động.

Đại diện cho kiểm tra thụ động là máy chọn tự động.

Đại diện cho kiểm tra tích cực là hệ thống kiểm tra trong khi gia công có tham gia điều chỉnh kích thước hay chế độ cắt. Tuy nhiên kiểm tra trong khi gia công có thể chỉ nhằm mục đích chỉ thị để người thợ điều chỉnh máy.

Sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu hai loại thiết bị kể trên.

Ban quy en © Tr u ong DH Su pham K y t huat TP. HCM

Một phần của tài liệu Giáo trình tự động hóa quá trình sản xuất (dùng cho sinh viên đh, cđ các ngành cơ khí) (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)