Moâ taû baèng kyù hieäu

Một phần của tài liệu Giáo trình tự động hóa quá trình sản xuất (dùng cho sinh viên đh, cđ các ngành cơ khí) (Trang 61 - 62)

Các quá trình tự động hóa trong sản xuất ngày càng phức tạp. Nếu dùng lời văn để mô tả thì sẽ quá dài dòng khó thực hiện, vì vậy cần phải dùng các công cụ ký hiệu hoặc biểu đồ. Có nhiều cách ký hiệu tùy thuộc công cụ sử dụng như sau:

1- Sử dụng các biến số “có hoặc không”:

Các phần tử tự động “CÓ hoặc KHÔNG” có thể thỏa mãn được nhiềøu ứng dụng thực tế. Hành vi của chúng được mô tả dễ dàng bằng các biến số boole, chỉ có hai giá trị 0 và 1. Các cảm biến làm việc với các biến số loại nàyđược gọi là cảm biến có hoặc không.

Loại cảm biến này chỉ có hai trạng thái : nghỉ hoặc hoạt động. Mỗi trạng thái tương ứng một tín hiệu ra (điện, thuỷ khí…) ở mức xác định là 1 hoặc 0 theo quy ước.

Nếu đại lượng đo được là tương tự nghĩa là có những giá trị liên tục (ví dụ áp suất trong xi lanh) thì một cảm biến có ngưỡng sẽ dịch giá trị đó sang tín hiệu “CÓ hoặc KHÔNG” theo cái ngưỡng đạt được.

Với biến số boole dùng cho các cảm biến, sự mô tả của ví dụ hình 2-63 trên trở thành rõ nét và cô đọng hơn như sau :

Giai đoạn mở đầu : Nếu c và d = 1 (thì động tác) A+ (được thực thi và chuyển sang). Giai đoạn 1 : Khi a1 = 1 (thì động tác) B+ và R (được thực thi và chuyển sang). Giai đoạn 2 : Khi b1 = 1 (thì động tác) B- và R0 (được thực thi và chuyển sang). Giai đoạn 3 : Khi b0 = 1 (thì động tác) A- (được thực thi và chuyển sang).

Giai đoạn 4 : Khi a0 = 1 (thì động tác) A0 (được thực thi và kết thúc chu kỳ gia công).

Các chữ ghi trong ngoặc đơn độc giả phải hiều ngầm, thường không được ghi trong bảng ký hiệu.

2- Dùng các hàm logic :

Đại số boole cho phép dịch chuyển và thao tác các tổ hợp các biến số “ CÓ hoặc KHÔNG”. Các hàm cơ bản là hàm VÀ, hàm HOẶC và hàm “ĐẢO”(phủ định)…

Ban quy en © Tr u ong DH Su pham K y t huat TP. HCM

Hình 2-64 Là các hàm logic cơ bản.

Dùng biểu thức đại số boole diễn tả chính xác và gọn hành vi của phần tử tự động. Trong ví dụ hình 2-63, điều khiển khởi động được mô tả bằng phương trình s = cd, nghĩa là s = 1 nếu c và d = 1. Mạch điều khiển (hình 2-65) được mô tả bằng phương trình lôgic như sau :

) .( . .be c d a s 

Một phần của tài liệu Giáo trình tự động hóa quá trình sản xuất (dùng cho sinh viên đh, cđ các ngành cơ khí) (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)