Em có đồng tình với ý kiến “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước

Một phần của tài liệu 1 bộ đề PHÁT TRIỂN NĂNG lực 9 NGOÀI SGK (Trang 34 - 35)

lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người” không? Vì sao?

GỢI Ý:

1 Kiểu văn bản của đoạn văn trên là gì?

- Kiểu văn bản: Thuyết minh

2

Dựa vào văn bản, em hãy chỉ ra 2 tác dụng của việc đọc sách.

Lựa chọn hai 2 tác dụng của sách được nêu trong đoạn. Gợi ý:

- Đọc sách giúp tinh thần hăng hái và lành mạnh, ta trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số chuyện bực bội trong cuộc sống, tinh

- Sách giúp ta tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát về cuộc sống.

3

Xác định và nêu tác dụng của phép liên kết trong 2 câu sau:

(3) Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. (4) Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái.

- Phép liên kết: phép nối (Và)

- Tác dụng: Nhấn mạnh về ý nghĩa, tác dụng của việc đọc sách đối với con người.

4

Em có đồng tình với ý kiến “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người” không? Vì sao?

- Đồng tình với quan điểm

- Vì: đọc sách giúp con người phát triển và hoàn thiện nhiên cách, giúp con người tách dần khỏi phần bản năng (thú) để đi đến phần con người, hướng con người đến cái đích của chân – thiện – mĩ.

ĐỀ SỐ 23:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.

Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán

- "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại:

- "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu: - "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

(Mai Hương, Vĩnh Thắng – Quà tặng cuộc sống)

Một phần của tài liệu 1 bộ đề PHÁT TRIỂN NĂNG lực 9 NGOÀI SGK (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w