- Trong bài phát biểu, cô bé vừa xưng “tôi” vừa xưng “chúng tôi”: ý nói cô
4. Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “Chính là chiếc bát sành hôm trước, cha cho
nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con”?
GỢI Ý:
1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
2
Tìm phương ngữ Nam tương ứng với từ “bát” trong câu văn “Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt”
- Phương ngữ Nam ứng với từ “bát” là từ “chén”.
3
“Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? - Ưm…ý cha là? – Anh ấp úng nói.”
Trong đoạn hội thoại trên, người con đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
- Cậu con trai vi phạm phương châm cách thức. - Vì: cậu con trai nói ngập ngừng, ấp úng.
4
Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “Chính là chiếc bát sành hôm trước, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con”?
Gợi ý bài học rút ra từ câu nói của người cha:
- Sống phải luôn có khát vọng, không ngừng vươn lên.
- Phải sống có bản lĩnh, nghị lực, ý chí kiến cường để không gục ngã trước khó khăn.
-…
ĐỀ SỐ 47: Đọc đoạn văn sau và làm theo các yêu cầu bên dưới:
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.
a. Vì sao cô học sinh đã len lén nhét tờ 5000 đồng vào túi quần của ông già mà không đưa trực tiếp cho ông?
b. Câu: “Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười” giúp em hiểu thêm điều gì về cô học sinh?
c. Suy nghĩ của em về “người tử tế” được gợi lên qua câu chuyện trên. Trình bày khoảng 5-7 dòng.
GỢI Ý:
1
Vì sao cô học sinh đã len lén nhét tờ 5000 đồng vào túi quần của ông già mà không đưa trực tiếp cho ông?
- Cô gái lén đưa cho ông cụ mà không đưa trực tiếp để tránh ông không cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ.
2
Câu: “Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười” giúp em hiểu thêm điều gì về cô học sinh?
- Hành động “lẳng lặng mỉm cười” của cô gái sau khi giúp đỡ ông cụ cho thấy cô gái là người hết sức tốt bụng, lại cũng vô cùng tinh tế, giúp đỡ người khác thầm lặng không mong cầu sự trả ơn.
3
Suy nghĩ của em về “người tử tế” được gợi lên qua câu chuyện trên. Trình bày khoảng 5-7 dòng.
- Giới thiệu vấn đề: người tử tế
- Giải thích người tử tế là gì? là những người sống lương thiện, luôn quan tâm, giúp đỡ người khác.
- Biểu hiện người tử tế: Luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác; luôn trung thực, không gian dối, vụ lợi,….
- Ý nghĩa sự tử tế: luôn nhận được sự yêu quý, kính trọng của mọi người; giúp cuộc sống trở nên ấm áp, tốt đẹp hơn; bản thân luôn thấy thanh thản, hạnh phúc,…
- Phê phán những kẻ sống gian trá, vụ lợi, vô cảm trước cuộc sống. - Tổng kết vấn đề.
ĐỀ SỐ 48:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người
lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách
khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.
(2) Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống
và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.
(Trích Tư duy tích cực, Theo Tony Buổi sáng, trên đường băng, NXB Trẻ, 2016)
Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 2: Tìm trong văn bản 02 biểu hiện của người có thái độ sống tích cực, lạc quan. Câu 3: Tìm thuật ngữ trong cụm từ in đậm ở đoạn (1) và cho biết thuật ngữ đó thuộc
lĩnh vực khoa học nào.
Câu 4: Từ in đậm trong đoạn văn (2) được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Nếu là nghĩa chuyển thì được chuyển theo phương thức nào?
Câu 5: Hãy chỉ ra và cho biết giá trị của một biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn (1) Câu 6: Em hãy giải thích và nêu nhận xét của bản thân về câu: Đối với người có tư
duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity)
GỢI Ý: