II. Thực hành:
3. Một số kí hiệu trong hệ thống khí nén
3.4. Tác động bằng nam châm điện:
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
65
CÂU HỎI BÀI TẬP BÀI 3
Hãy thiết kế mạch điều khiển khí nén hoạt động lặp lại theo tuần tự sau:
Bài tập 1:
Xy lanh A đẩy các chi tiết dạng trụ vào một thùng kiểm tra thông qua sự dịch chuyển tới lui của piston, làm việc như sau:
- Nhấn một nút nhấn piston đi ra hết hành trình khoảng 0,6s đến cuối hành trình piston dừng lại 1s.
- Sau đó piston sẽ tự quay về trong thời gian 0,4s.
- Chu trình sẽ tiếp tục hoạt động khi trong thùng chứa còn chi tiết, nếu không còn thì chu trình sẽ ngừng hoạt động.
Bài tập 2.
Thiết bị ép nóng bao bì gồm một piston A mang thanh gia nhiệt để hàn dính vật liệu bao bì làm việc như sau:
Khi bậc công tắc thì piston mang thanh gia nhiệt đi xuống chậm thực hiện ép nóng cho đến khi áp suất đạt 3bar trong thời gian khoảng 3s thì tự động quay về nhanh.
Xy lanh phảichờ 2s, sau đó bắt đầu chu kỳ tiếp theo. -Khi nhấn nút thì mạch chỉ hoạt động một chu kỳ.
-Khi bậc công tắc thì thiết bị hoạt động liên tục.
Bài tập 3: Băng tải.
-Bậc công tắc piston duỗi ra thụt vào liên tục để cho băng tải hoạt động. -Mở công tắc thì piston dừng.
Bài tập 4: Máy lắp ráp.
Ấn nút Start, chi tiết (1) được lắp vào chi tiết (2) bằng piston A với tốc độ chậm. Sau đó chi tiết (3) được lắp vào chi tiết (1)và (2) bằng piston B với tốc độ chậm. Thì Piston A thụt vào nhanh , sau đó Piston B thụt vào nhanh. Quá trình lặp lại cho đến khi ấn lại Start, mạch hoạt động hết hành trình thì dừng.
Bài tập 5: Máy lắp Khoan.
Ấn nút duy trì Start, piston A duỗi ra chậm kẹp chi tiết, kẹp chặt chạm công tắc hành trình a1, a1 điều khiển piston B(điều khiển cần khoan) duỗi ra chậm khoan chi tiết, khoan xong công tắc hành trình b1 tác động, b1 điều khiển piston B thụt vào nhanh gặp công tắc hành trình b0 , b0 tác động điều khiển piston A thụt vào nhanh để lấy chi tiết ra. Quá trình lặp cho đến khi mở nút nhấn Start, thì mạch hoạt động hết chu trình thì dừng.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
66
Bài tập 5: Máy đóng dấu chi tiết.
Các xy lanh A, B, C được bố trí trên 3 phương trong không gian, xy lanh A thực hiện việc kẹp chi tiết, xy lanh B đóng dấu, xy lanh C đẩy chi tiết ra khỏi vị trí gia công.
-Xy lanh A đẩy chi tiết và kẹp chi tiết.
-Sau khi kẹp xong thì xy lanh B đóng dấu lên chi tiết.
-Đóng dấu xong xy lanh B trở về vị trí ban đầu, xy lanh A mở chi tiết ra. -Xy lanh C đẩy chi tiết vào thùng chứa và trở về vị trí ban đầu.
Bài tập 6:Thiết bị uốn.
Thiết bị gồm 3 xy lanh cùng nằm trên một mặt phẳng, xy lanh A và B được bố trí vuông góc nhau. Phôi dạng tấm được đưa vào bằng tay và được uống bởi xy lanh A và B mang 2 đầu định hình và khối định vị.
-Xy lanh A đi vào kẹp chi tiết lại.
-Xy lanh B uốn sơ chi tiết và trở về vị trí ban đầu.
-Xy lanh C đi và uốn hoàn chỉnh chi tiết và trở về vị trí ban đầu. -Xy lanh A thụt vào tháo chi tiết ra.
Bài tập 7: Máy Khoan – Doa.
Sau khi ấn nút Start, chi tiết bắt đầu khoan bởi xy lanh A. Cuối hành trình xy lanh B dũi ra đẩy chi tiết sang vị trí doa, khi doa xong lổ, xy lanh C thụt vào. Kế tiếp kế tiếp piston B thụt vào để trở về vị trí của đầu khoan và cuối hành trình chi tiết được thao ra bằng tay.
Bài tập 8: Thiết bị cắt.
Thiết bị gồm 4 xy lanh được bố trí theo hai phương. Phôi dạng thanh được nạp tự động nhờ xy lanh A, B. Xy lanh C kẹp phôi và xy lanh D mang dao làm nhiệm vụ cắt. -Xy lanh A đi xuống kẹp phôi.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
67
-Xy lanh B duỗi ra đẩy cơ cấu mang xy lanh A đã kẹp phôi, đưa phôi vào vị trí cắt. - Xy lanh C đi xuống kẹp phôi.
-Xy lanh A thụt vào đồng thời xy lanh D đi xuống để cắt và tự động thụt về. -Sau khi xy lanh A thụt về, xy lanh B,D thụt về trong khi xy lanh C vẫn kẹp giữ phôi. -Cuối cùng xy lanh C đi về kết thúc việc kẹp phôi.
BM/QT10/P.ĐT-SV/04/04
68
BÀI 4: CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN-KHÍ NÉN
Giới thiệu:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động các phần tử trong hệ thống điện-khí nén
Mục tiêu:
- Biếtđược nhiệm vụ, hoạt động của các van đảo chiều, nút nhấn, công tắc hành trình, cảm biến…
- Lắp đặt và vận hành được các loại van.
- Rèn luyện tính chủ động, tư duy khoa học, nghiêm túc trong học tập và trong công việc.
Nội dung chính:
I. Kiến thức lý thuyết: