khuếch đại đầu từ:
3.4.1 Mạch khuếch đại đọc:
Hiện tượng: Máy không đọc được tín hiệu từ băng. - Trình tự kiểm tra:
+ Kiểm tra đầu từ.
+ Kiểm tra dây liên lạc từ đầu từ tới mạch khuếch đại đọc. + Kiểm tra nguồn cung cấp cho mạch.
+ Kiểm tra các Transistor.
+ Kiểm tra các linh kiện liên quan. 3.4.2 Mạch khuếch đại ghi:
+ Kiểm tra dây liên lạc từ đầu từ tới mạch khuếch đại ghi. + Kiểm tra nguồn cung cấp cho mạch.
+ Kiểm tra các Transistor
+ Kiểm tra các linh kiện liên quan.
3.4.3 Mạch khuếch đại cân bằng ghi và phát:
Hiện tượng: Máy ghi –đọc không cân bằng được tín hiệu 2 kênh.
Sơ đồ mạch khuếch đại đầu từ Trình tự kiểm tra.
+ Kiểm tra đầu từ
+ Kiểm tra dây liên lạc từ đầu từ tới mạch khuếch đại cân bằng. + Kiểm tra nguồn cung cấp cho mạch.
+ Kiểm tra các Transistor
BÀI 4: MẠCH TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH MỨC GHI (ALC).
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
- Phân tích đúng nguyên lý làm việc của mạch ALC trong Máy CASSETTE dân dụng theo đúng nội dung đã học.
- Nhận dạng vị trí mạch ALC trên Máy CASSETTE dân dụng thực tế.
- Trình bày phương pháp chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng trong mạch ALC.
- Chẩn đoán kiểm travà sửa chữa mạch ALC trong Máy CASSETTE dân dụng
đúng chế độ.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung bài học:
4.1 Khái niệm về mạch ALC:
Để biên độ tín hiệu điện áp ghi luôn ổn định không tăng quá mức cho phép, tránh méo dạng tín hiệu, chất lượng âm thanh giảm: Ngoài biện pháp điều chỉnh điện áp tín hiệu bằng biến trở người ta sử dụng mạch tự động điều chỉnh mức ghi ALC. Mạch ALC dựa trên nguyên lý phản hồi tín hiệu để hạn chế điện áp ngõ ra. Thông thường mạch ALC có hai dạng.
+ Tín hiệu phản hồi được chỉnh lưu cho ra thành phần một chiều rồi đưa về thay đổi hệ số khuếch đại của mạch.
+ Tín hiệu phản hồi được chỉnh lưu cho ra thành phần một chiều rồi điều chỉnh trở kháng của mạch làm thay đổi mức tín hiệu vào.
4.2. Mạch ALC sử dụng linh kiện rời:
- Loại mạch ALC tác động vào độ lợi của tầng đầu.
b. Chức năng của các linh kiện trong mạch:
+ R1(5K6): Điện trở hạn biên.
+ C1(5MF), C3(5MF), C6(1MF): Tụ liên lạc đầu vào và đầu ra đồng thời ngăn dòng điện 1 chiều kết hợp trở kháng giữa các cực.
+ R(10K): Phân cực cho cực C(Q1) còn gọi là điện trở tải.
+ R(2K), C(100MF): Mạch lọc cao tần thoát tần cao xuống Mass.
+ R(30): Điện trở hồi tiếp âm dòng điện một chiều nhằm ổn định bảo vệ Q1. + R23(47K): Hồi tiếp tín hiệu từ đầu ra đưa về phân cực cho cực B(Q1).
+ R(8K), R(15K), R(60K): Hồi tiếp tín hiệu từ đầu ra đưa về phân cực cho cực B(Q2).
+ R(58K), C(100MF): Mạch lọc tần thấp. + T1 tiền khuếch đại ghi- phát
+ T2 khuếch đại thứ cấp.
+ R30 + D +C17 + R31 + C18 + R32 + R4 + R5 tạo thành mạch tự động điều chỉnh mức ghi.
+ VR điều chỉnh mức tín hiệu ban đầu. c. Nguyên lý làm việc của mạch:
+ Nếu tín hiệu vào lớn hơn mức bình thường làm tín hiệu ra cũng lớn theo.Tín hiệu đưa về hồi tiếp tăng lên, điện áp DC đặt trên R4 + R5 cũng tăng theo điều này làm cho T1 dẫn yếu đi, T2 dẫn yếu làm tín hiệu ra giảm về mức cho phép.
+ Nếu tín hiệu vào nhỏ hơn mức bình thường làm tín hiệu ra cũng giảm theo. Tín hiệu đưa về hồi tiếp giảm đi, điện áp DC đặt trên R4 + R5 cũng giảm theo điều này làm cho T1 dẫn mạnh lên , T2 dẫn mạnh làm tín hiệu ra tăng lên mức cho phép. d. Những ưu điểm và nhược điểm của mạch:
+ Đơn giản, dễ thực hiện
+ Độ nhạy không cao, dễ gây méo dạng và suy giảm tín hiệu.