4.5.1 Chẩn đoán, kiểm tra ALC:
Hiện tượng:
Tín hiệu ghi trên băng từ lúc to lúc nhỏ. Phương pháp kiểm tra.
+ Phương pháp kiểm tra loại trừ + Phương pháp kiểm tra phân tích.
+ Phương pháp kiểm tra loại trừ kết hợp với phân tích. Trình tự kiểm tra.
+ Kiểm tra đầu từ
+ Kiểm tra dây liên lạc từ đầu từ tới mạch KĐ . + Kiểm tra nguồn cung cấp cho mạch.
+ Kiểm tra các Transistor hoặc IC(BA 328):
Khảo sát các chân của IC BA328 trên board mạch:
IC BA 328 Số chân IC
1 2 3 4 5 6 7 8 Vcc các chân
Vcc
+ Kiểm tra các linh kiện liên quan.
4.5.2 Sửa chữa mạch ALC:
+ Thay thế linh kiện hư.
BÀI 5: MÔ –TƠ VÀ MẠCH ỔN TỐC
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
- Trình bày được cấu tạo và phân loại Mô-tơ và mạch ổn tốc theo đúng nội dung đã học.
- Trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch ổn tốc theo đúng nội dung đã học. - Trình bày đúng phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế mô-tơ và mạch ổn tốc.
- Kiểm tra, sửa chữa và thay thế Mô-tơ và mạch ổn tốc theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung bài học: 5.1 Môtơ:
5.1.1.Cấu tạo:
Motor DC gồm;
+ Phầm cảm: Thường được chế tạo từ vật liệu sắt từ hay ferit có từ tính. Nam châm này thường được từ hóa mạnh và trở thành các nam châm vĩnh cửu. Từ trường của phần cảm sẽ tạo ra lực từ trong các cạnh cuộn dây.
+ Phần ứng: Làm bằng vật liệu sắt từ, trên đó có các rãnh để đặt các khung dây, các khung dây được quấn trên các rãnh và tạo ra các cạnh ứng nằm trong từ trường của phần cảm.
+ Chổi than: Có kết cấu là 2 lá đồng ép vào cổ để lấy điện. + Vỏ chống ồn: Được đặt trong vỏ kim loại
5.1.2 Phân loại:
Motor thường chia làm 2 loai là mootor DC và AC
5.1.3 Nguyên lý hoạt động:
Dòng điện một chiều được cấp vào hai cực của Mô-tơ. Thông qua chổi than dòng điện được đưa vào cuộn dây phần ứng. Tạo ra từ trường. Từ trường này lệch với từ trường do nam châm phần cảm tạo ra. Kết quả làm cho phần ứng (rotor) lệch khỏi vị trí ban đầu tạo ra chuyển động quay.
5.1.4 Phương pháp kiểm tra chất lượng và cực tính Mô-tơ:
Dùng V.O.M nấc x 10 omh kẹp 2 que đo vào 2 cực của Mô-tơ. Động cơ quay sau đó ta đổi chiều que đo động cơ quay theo chiều ngược lại là tốt.
Trong trường hợp động cơ quay cùng chiều kim đồng hồ. Cực nào nối với que đen của đồng hồ là cực(+) còn cực nào nối với que đỏ là cực(-).
5.2. Hệ thống ổn tốc:
5.2.1 Khái niệm về ổn tốc:
Mạch ổn tốc có nhiệm vụ giữ cho tốc độ quay băng không đổi trong quá trình Play, mạch ổn tốc được gắn ở sau mô tơ, tốc độ Mô tơ phụ thuộc vào điện áp cung cấp cho Môtơ, vì vậy mạch ổn tốc chính là mạch ổn áp tuyến tính.
Mạch ổn tốc cho mô tơ.
5.2.2 Phân loại:
a. Mạch ổn tốc sử dụng linh kiện rời.
Sơ đồ ổn tốc động cơ DC
Transistor Q2 coi như điện trở động (Rđ). Khi dẫn yếu Rđ lớn, khi dẫn mạch Rđ giảm (Rđlà điện trở tiếp tiếp giáp C-E của transistor).
Q1 điều khiển Q2 làm Rđ của nó thay đổi. Mạch cầu có 4 cạnh ACDE bao gồm các linh kiện thụ động và tích cực. Nó sẽ mất cân bằng khi dòng Imthay đổi, sẽ làm thay đổi điện áp điểm C thay đổi khích Q1dẫn mạnh hay yếu để điều khiển Q2.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
Sơ đồ mạch ổn tốc trong máy CASSETTE hiệu Philip.
Sơ đồ mạch ổn tốc trong máy CASSETTE hiệu Sanyo.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
Sơ đồ mạch ổn tốc trong máy CASSETTE UHER-4000
Sơ đồ mạch ổn tốc trong máy CASSETTE AKAI của nhật b. Mạch ổn tốc sử dụng IC.
- Tác dụng của các linh kiện trong mạch. + Q2 là transistor sửa sai.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE + R2 và VR1 tạo ra điện áp lấy mẫu.
+ VR1 là biến trở chỉnh tốc độ.
5.2.3 Hỏng Môtơ:Chủ yếu là do hỏng mạch ổn tốc, biểu hiện là băng quay nhanh như tua và chỉnh tốc độ không tác dụng hoặc băng không quay mặc dù nguồn cung cấp đã có.
5.3. Phương pháp điều chỉnh tốc độ quay Mô-tơ:
- Mô tơ là động cơ kéo băng trong quá trình Play và tua đi tua lại.
- Hiện nay có nhiều loại 6V, 9V , 12V , Mô tơ quay ngược ký hiệu trên thân chữ L, mô tơ quay thuận ký hiệu chữ R.
- Khi thay mô tơ bạn cần thay đúng điện áp và đúng chiều quay. - Chỉnh lại ốc chỉnh tốc độ phía sau Mô tơ nếu tốc độ quay chưa đúng.
5.4. Phươngpháp chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế mô-tơ và mạch ổn tốc:
Hiện tượng 1: Máy có tín hiệu ra loa nhưng tín hiệu bị méo. Hiện tượng 2: Ấn phím ‘Play’ băng không quay.
- Phương pháp kiểm tra và sửa chữa: + Phương pháp loại trừ hư hỏng.
+ Phương pháp phân tích hiện tượng hư hỏng. - Quy trình sửa chữa:
Bước 1: Xác định hiện tượng hư hỏng.
+ Chẩn đoán được các hư hỏng dựa vào hiện tượng. + Căn cứ vào sơ đồ khối để chẩn đoán khối hỏng.
+ Căn cứ vào sơ đồ nguyên lý để chẩn đoán linh kiện hỏng. + Đưa ra các nhận xét ban đầu.
Bước 2: Kiểm tra linh kiện hỏng và đưa ra kết luận. Bước 3: Thay thế linh kiện hỏng.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
BÀI 6: HỆ THỐNG CƠ
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng: - Học xong bài này học viên sẽ thực hiện:
- Phân tích đúng cấu tạo, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống cơ theo đúng nội dung đã học.
- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của hệ thống cơ theo đúng nội dung đã học. - Sửa chữa hệ thống cơ theo đúng yêu cầu thiết kế của máy.
- Thay thế hệ thống cơ trong Máy CASSETTE dân dụng đúng chỉ tiêu kỹ thuật.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung bài học: 6.1 Hệ cơ thường:
- Sơ đồ các thành phần chính trong hệ cơ.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
Phía sau bộ cơ .
- Chức năng và nhiệm vụ của các thành phần. - Nguyên tắc hoạt động của hệ cơ.
6.2 Hệ cơ có chức năng điều khiển:
- Sơ đồ bố trí các thành phần của hệ cơ.
- Chức năng và nhiệm vụ của các thành phần trong hệ cơ. - Nguyên tắc hoạt động của các thành phần.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
6.3 Điều khiển Auto stop bằng cơ khí:
6.4 Điều khiển Auto stop bằng mạch điện điều khiển:
6.5 Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế hệ cơ:
Hiện tượng 1: Máy có điện vào, casette vẫn hoạt động, mở băng không quay
- Nguyên nhân : + Hỏng Mô tơ + Đứt dây curoa
+ Công tắc trên bộ cơ không tiếp xúc - Khắc phục :
+ Kiểm tra và thay dây curoa nếu bị nhùng
+ Đo điện áp cấp cho Mô tơ, nếu có điện mà mô tơ không quay thì thay mô tơ. + Kiểm tra và làm vệ sinh công tắc trên bộ cơ nếu không có nguồn cấp vào Môtơ Hiện tượng 2: Băng thường xuyên bị rối, hoặc trục thu băng không quay
- Nguyên nhân :
+ Đứt hoặc bị trùng dây curoa phụ kéo bánh trung gian + Bánh răng trong gian bị mòn, bị sứt một số răng hoặc bị dơ - Khắc phục :
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE + Kiểm tra và thay các bánh răng trung gian
Hiện tượng 3: Tiếng bị méo nghe không rõ lúc nhanh lúc chậm
- Nguyên nhân:
+ Môtơ bị hỏng mạch ổn tốc + Dây culoa bị nhùng
+ Bánh tỳ ép băng bị kẹt - Khắc phục :
+ Kiểm tra và thay các dây curoa + Kiểm tra và thay bánh tỳ cao su + Thay Mô tơ nếu đã hỏng.
Hiện tượng 4: Băng bị quấn quăn mép dây băng.
- Nguyên nhân :
+ Bánh tỳ cao su bị hỏng không còn sự đàn hồi - Khắc phục :
+ Lau sạch bề mặt bánh tỳ cao su bằng cồn + Thay bánh tỳ cao su mới
Hiện tượng 5: Âm thanh nghe trầm và nhỏ - Nguyên nhân :
+ Đầu từ đọc bị bẩn , hoặc đầu từ đọc bị mòn. + Đầu từ chỉnh sai ốc phương vị.
- Khắc phục :
+ Lau sạch đầu từ bằng cồn nếu bẩn
+ Chỉnh lại ốc phương vị (ốc bắt đầu từ có lò xo) + Thay đầu từ mới.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
BÀI 7: CÁC MẠCH ĐIỀU KHIỂN
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
- Trình bày đúng chức năng nhiệm vụ của các mạch điều khiển theo đúng nội dung đã học.
- Trình bày nguyên lý làm việc của các mạch điều khiển trong Máy CASSETTE
dân dụng theo đúng nội dung đã học.
- Xác định được vị trí các mạch điều khiển trong Máy CASSETTE đúng với nội dung đã học.
- Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng trong mạch điều khiển theo đúng nội dung đã học.
- Kiểm tra, sủa chữa các mạch điều khiển trong Máy CASSETTE dân dụng đúng
chế độ.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung bài học:
7.1 Mạch tự động tắt máy khi hết băng (Auto stop):
a. Chức năng, nhiệm vụ của mạch. b. Các kiểu mạch:
* Bộ phát xung dùng đĩa cam điện.
- Nhiệm vụ linh kiện:
+ T1, T2 mắc theo kiểu tích hợp nhằm tăng độ ổn định về dòng điện có nhiệm vụ điều khiển ngắt mạch cấp nguồn cho động cơ.
+ R1, R2, R3 làm nhiệm vụ phân cực cho cực B của Transistor
+ R4 phân cực cho cực C của Transistor của T1 đồng thời là điện trở tải của T1. + C1-D2, C2- D1: Mạch D-A converter, biến đổi dạng xung ra dạng điện áp liên tục, điều khiển ngắt T ,T khi chạy băng và mở T , T khi băng dừng hẳn.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
- Nguyên lý hoạt động:
+ Khi băng đang chạy: Khi băng từ di chuyển bình thường, điện áp nguồn cung cấp cho mạch. Dòng nạp cho tụ C2, là dòng một chiều qua điện trở R3. Vì băng từ đang di chuyển bình thường nên trục quấn băng đang quay và đĩa cam điện cũng đang quay, lúc đó tụ C1 lúc thì được nạp điện thông qua R1, R2 và điôt D2, lúc thì phóng điện qua R2 và là nhíp của đĩa cam điện. Dòng nạp cho tụ C1 là thành phần xung điện. Do mạch điôt D1,D2 được mắc vào cực gốc của T1 (2SC372) nên tụ C2 không nạp đầy được nên làm cho T1 ngưng dẫn và dẫn đến T2 ngưng dẫn(không dẫn điện).
+ Khi băng dừng: Lúc này trục quấn băng ngừng quay và do đó, đĩa cam điện không quay. Tụ C2 được nạp đầy đến cực đại, T1 dẫn kéo theo T2 dẫn điện. Dòng cực góp của T2 qua cuộn dây nam châm điện lõi của nam châm bị hút, mở móc gài, ngắt mạch cấp nguồn cho động cơ điện và nút play nhảy lên.
+ Đĩa cam điện có bề mặt gồm hai phần, phần lá đồng dẫn điện và phần trống không dẫn điện. Đĩa cam được gắn với trục quấn băng. Lá nhíp làm bằng đồng thau có độ đàn hồi tốt được đặt tì lên mặt đĩa cam điện.
* Bộ phát xung dùng kỹ thuật cảm biến quang.
7.2 Hệ tự động đổi chiều bài hát (Auto Reverse):
a. Chức năng và nhiệm vụ của mạch. b. Các kiểu mạch:
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
d. Mạch đổi chiều quay của băng.
7.3 Mạch điều khiển từ xa:
- Chức năng, nhiệm vụ của mạch. - Sơ đồ mạch điện.
- Chức năng của các linh kiện trong mạch. - Nguyên lý hoạt động của mạch.
7.4 Mạch nhận tín hiệu điều khiển từ xa:
- Chức năng, nhiệmvụ của mạch. - Sơ đồ mạch điện.
- Chức năng của các linh kiện trong mạch. - Nguyên lý hoạt động của mạch.
7.5 Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng trong mạch điều khiển: điều khiển:
- Sửa chữa mạch điều khiển tự động tắt máy khi hết băng. - Sửa chữa mạch điều khiển tự động đổi chiều bài hát. - Sửa chữa mạch điều khiển từ xa.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
BÀI 8 : HỆ THỐNG HIỆN THỊ
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên sẽ có khả năng:
- Trình bày được nguyên lý hoạt động của hệ thống hiển thị theo đúng nội dung đã học.
- Xác định được vị trí của hệ thống hiển thị trong Máy CASSETTE theo đúng nội dung đã học.
- Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng trong hệ thống hiển thị theo đúng nội dung đã học.
- Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế hệ thống hiển thị đúng chỉ tiêu kỹ thuật. - Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung bài học:
8.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống hiển thị:
a. Hiện nay trong máy Cassette có các kiểu hiển thị sau:
+ Hiện thị bằng LED: Kiểu LED bình thường để chỉ báo nguồn, tạo độ sáng cho bàn phím, cho khay đĩa…
+ Hiển thị bằng Led 6,7,15 đoạn: Được dùng để chỉ báo các chức năng của máy như: Play, FF, REV, chỉ số bài hát…
b. Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ các khối trong các mạch hiển thị của máy Cassette:
+ Sơ đồ:
+ Nhiệm vụ các khối:
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE - Khối giải mã hiển thị: Thực hiện giải mã dữ liệu từ khối điều khiển đưa tới các mạch Led 6,7,15 đoạn tương ứng.
- Khối Led 6 đoạn: Phát sáng để chỉ báo các lệnh Play, FF, REV, Pause… cho người dùng biết các thông tin cần thiết khi máy đang thực hiện.
- Khối Led 7 đoạn: Phát sáng để chỉ báo số từ 0 đến 9 cho người dùng biết các thông tin cần thiết khi máy đang thực hiện.
- Khối Led 15 đoạn: Phát sáng để chỉ báo các chữ cái từ A đến Z cho người dùng biết các thông tin cần thiết khi máy đang thực hiện.
+ Khi thực hiện một chức năng nào đó, lúc này CPU sẽ cấp các bits dữ liệu cho khối giải mã hiển thị. Tùy theo cách phân bố các đoạn hiển thị mà khối giải mã sẽ thực hiện phương án giải mã khác nhau, nhưng vẫn tuân thủ các quy tắc sau:
- Cách đấu các đoạn Led: Cách đấu theo Anot chung(P com : Các ngõ ra của khối giải mã hiển thị có mức cao Led sáng) hoặc Katot chung(N com: Các ngõ ra của khối giải mã hiển thị có mức thấp Led sáng).
- Khối giải mã hiển thị phải tuân theo các bảng sau ứng với các loại Led: * Led 6 đoạn:
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE
- Cách phân bố các đoạn Led hiển thị:
Khi số Led ít thì khối giải mã hiển thị sẽ giải mã trực tiếp từ mã nhị phân sang mã các đoạn tương ứng với bảng trạng thái của các Led trên. Nhưng khi số lượng hiển thị tăng