a. Sơ đồ mạch.
b. Tác dụng của các linh kiện :
+ C2, R4: Mạch lọc tần thấp. + Dz: Ổn áp.
+ R2, R6: Phân cực cho cực C(Q1, Q2) đồng thời là điện trở tỏa nhiệt.
+ R1: Hồi tiếp song song dòngđiện, phân cực cho cực B của Q1ổn định chế độ làm việc của mạch.
+ R3: Hồi tiếp âm nối tiếp dòng điện nhằm ổn định bảo vệ Q1. + R7: Phân cực cho cực E của Q2.
+ C3: Thoát tín hiệu cao tần.
+ R8: Hồi tiếp âm nối tiếp dòng DC nhằm ổn định nhiệt bảo vệ Q3đồng thời tỏa nhiệt.
+ C1,R1 và C4, R9: Mạch lọc biên.
+ C5, C6, C7, R10, R11: Hồi tiếp âm nối tiếp điện áp: Tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại khi ghi.
+ Q1: Tiền khuếch đại. + Q2: Khuếch đại đệm. + Q3: Khuếch đại công suất
c. Nguyên lý làm việc của mạch:
Giả sử tín hiệu vào là tín hình sin. Ta xét hoạt động của mạch qua 3 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Xét nửa chu kỳ đầu là nửa chu kỳ dương(+).
Tín hiệu đưa vào cực B của Q1 thông qua tụ C1. Q1 phân cực thuận nên dẫn làm ZCE(Q1) giảm, VC(Q1) giảm tại cực C(Q1)thu được xung âm. Xung này được đưa tới cực B của Q2. Q2bị phân cực nghịch. Q2không dẫn. ZCE(Q2) tăng làm VC(Q2) tăng. Tại cực C(Q2) dương tín hiệu tiếp tục đưa vào cực B(Q3). Q3 phân cực thuận nên dẫn. ZCE(Q3) giảm, VE(Q3) tăng đến VCC và tại cực ra E(Q3) ta thu được xung dương(+).
+ Trường hợp 2: Xét nửa chu kỳ âm tương tự và ngược lại.
+ Trường hợp 3: Mạch hoạt động ở chế độ cân bằng.
Tín hiệu đưa vào lớn làm Q1, Q2, Q3 dẫn mạnh, Vra tăng, tại đầu ra 1 phần tín hiệu được hồi tiếp về thông qua mạch cân bằng: C5, C6, C7, R10, R11 làm VE(Q1) tăng, VBE(Q1) giảm nên Q1dẫn yếu lại. Tín hiệu tới sẽ được đưa về trạng thái phát ổn định.