a. Quan sát hiện tượng, thu thập các thông tin liên quan về máy đang bị hư và có các kết luận ban đầu:
Phỏng vấn người sử dụng máy, hay người chủ máy. Khéo léo đặt câu hỏi hay đưa ra các câu gợi ý để người sử dụng máy nói rõ về các hiện tượng họ đã ghi nhận được lúc máy bị hư, hãy hỏi về tình trạng của máy lúc bình thường, có gắng lắng nghe tích luỹ những thông tin có ích loại trừ những thông tin giả.
+ Sau khi tiến hành thu thập thông tin, tiếp đó ta hãy kiểm tra sơ khởi ban đầu như xem lại tìnhtrạng của máy, kiểm tra lại các thông tin do chủ máy cung cấp, kiểm tra lại các phỏng đoán sơ khởi ban đầu.
+ Quan sát thật kỹ tình trạng của may hư, đại thể như, máy model mới hay cũ, máy còn mới hay đã nát…Lúc này, hãy tự đặt câu hỏi như mình có quen với loại máy này không? Mình có sơ đồ của loại máy này không?...
b.Tìm cách mở máy, đo kiểm để đánh giá các phỏng đoán ban đầu:
Giai đoạn này nặng nề phần thực hành nhiều hơn, nó cần nhười thợ phải khéo tay, khi đo không để cây đo chạm qua các phần khác, biết cách tạo ra các cách thử nhanh, sử dụng cây hàn đúng cách, thao tác phân minh dứt khoát, không lúng túng, biết các sử dụng các thiết bị dò tìm hiện đại…
c. Giai đoạn cữa chữa và thử lại máy:
Một số lưu ý của giai đoạn này:
+ Khi thay thế linh kiện hư không phải lúc nào linh kiện đó cũng có bán sẵn trên thị trường, chính vì vậy giai đoạn này đòi hỏi bạn phải có kiến thức về vật liệu linh kiện nhằm khi gặp linh kiện không có bán trên thị trường thì chúng ta phải tìm linh kiện tương đương để thay thế.
+ Khi thay xong linh kiện, bạn phải thử lại máy. Đo kiểm lại một số điểm để xác lập các tham số của mạch lúc máy đã ở trạng thái tốt, công việc này có ích cho các lần nhận máy sau.
+ Cuối cùng là công việc giao trả máy cho khách hàng, giai đoạn này nằm ở quanhệ giữa người và người. Lúc này phải biết cách giao máy, làm an tâm người chủ máy, như: Giải thích ngắn gọn chỗ hư, hoàn trả cho chủ máy các linh kiện hư, thu chi phí
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE - Sau khi tiến hành quy trình kiểm tra máy, chúng ta đã phần nào xác định được khối chức năng nào đó bị hư, để tiến hành sửa chữa và xác định đúng linh kiện của khối chức năng bị hư thì có rất nhiều cách như: Bằng phương pháp so sánh, bằng phương pháp loại trừ.
- Ví dụ: Giả sử ta định được pan đó là do hỏng nguồn(mở máy, công tắc ở vị trí ON,
nhưng đèn báo không sáng, máy không hoạt động).
Nguyên nhân: Công tắc nguồn, dây nguồn, biến áp nguồn, các linh kiện thuộc mạch nguồn, máy đặt sai mức nguồn, máy sử dụng quá lâu với nguồn sai điện áp cung cấp…) nhưng lại chưa biết bộ phận nào bị hư ta làm như sau:
+ Quan sát và vẽ được sơ đồ nguyên lý của khối mạch nguồn.
phân tích được nhiệm vụ linh kiện của khối và nguyên lý hoạt động của mạch. + Tiến hành kiểm tra và đo thử mạch điện như sau:
- Để đồng hồ ở thanh x1Ω, đo vào hai đầu cuộn sơ cấp biến áp 220VAC, nếu kim đồng hồ lên một chút là biến áp vẫn bình thường, nếu kim không lên là đứt cầu chì(ngay sau lớp vỏ nhựa- trong biến áp- trông như con tụ gốm) hoặc biến áp bị cháy, trường hợp biến áp bị cháy thì phải thay biến áp mới hoặc quấn lại nhưng lưu ý khi thay biến áp mới thì biến áp mới phải cùng công suất, và nguồn cung cấp phải đúng yêu cầu của mạch…
- Nếu biến áp tốt, học sinh cấp nguồn và đo điện áp xoay chiều (thang AC 50V) trên hai đầu dây thứ cấp.
- Chuyển sang thang đo DC và đo trên hai đầu tụ lọc, nếu điên áp thấp hoặc chưa có, lúc đó cần kiểm tra cầu diode, nếu đã co điên áp ra đủ=> bộ nguồn đã hoạt động tốt.
- Lưu ý: Khi sửa chữa bộ nguồn chúng ta phải cô lập tải tránh chạm chập phần tải gây hỏng nguồn hoặc chạm chập nguồn gây hỏng các tải tầng sau.
Trường CĐ Nghề ĐẮKLẮK Giáo trình Máy CASSETTE