- Bộ phận đốt nón g1 được mắc nối tiếp với mạch động lực (động cơ)
2. Khởi động từ:
Khởi động từ là một thiết bị được hợp thành bởi công tắc tơ và một thiết bị bảo
vệ chuyên dùng (thường là rơ le nhiệt) để đóng cắt cho động cơ hoặc cho mạch điện
khi có sự cố.
Khởi động từ có một công tắc tơ gọi là khởi động từ đơn
Khởi động từ có hai công tắc tơ gọi là khởi động từ kép
Để bảo vệ ngắn mạch cho động cơ hoặc mạch điện có khởi động từ. Ta phải kết
hợp sử dụng thêm cầu chì.
2.1. Cấu tạo
Kết cấu khởi động từ bao gồm các bộ phận: Tiếp điểm động chế tạo kiểu bắc
cầu có lò xo nén tiếp điểm để tăng lực tiếp xúc và tự phục hồi trạng thái ban dầu. Giá đỡ tiếp điểm làm bằng đồng thau, tiếpđiểm thường làm bàng bột gốm kim loại.
Nam châm điện chuyển động thường có mạch từ hình E – I, gồm lõi thép tĩnh và lõi thép phần ứng (động) nhờ có lò xo khởi động từ tự về được vị trí ban đầu. Vòng chập mạch được đặt ở 2 đầu mút 2 mạch rẽ của lõi thép tĩnh, lõi thép phần ứng của nam châm điện được lắp liền với giá đỡ động cách điện trên đó có mang các tiếp điểm
Hình 4.4. Khởi động từ đơn
động và lo xo tiếp điểm. Giá đỡ cách điện thường làm bằng ba kê lít chuyển động
tromg rãnh dẫn hướng ở trên thân nhựa đúc của khởi động từ.
2.2.Tính chọn khởi động từ:
Khởi động từ được lựa chọn theo điều kiện định mức các tiếp điểm chính của
công tăc tơ, điện áp định mức của cuộn dây hút và chế độ bảo vệ của rơ le nhiệt lắp
trên khởi động từ.
Iđm KĐT Iđm UKĐT = Ulưới
2.3. Độ bền điện và cơ của các tiếp điểm:
Độ bền chịu mài mòn về điện và về cơ của các tiếp điểm quyết định tuổi thọ của
bộ tiếp điểm, yếu tố cơ bản để ảnh hưởng đến sự mài mòn của tiếp điểm là: 1. Kết cấu của tiếp điểm và bản thân công tăc tơ.
2. Công nghệ sản xuất các tiếp điểm.
3. Quá trình sử dụng, vận hành, bảo quản và sửa chữa.
2.4. lựa chọn và lắp đặt
Có thể căn cứ theo trị số dòng điện định mức của động cơ điện trong các chế độ
làm việc mà chọn khởi động từ. Khởi động từ được lựa chọn theo điều kiện định mức
các tiếp điểm chính của công tăc tơ, điện áp định mức của cuộn dây hút và chế độ bảo
vệ của rơ le nhiệt lắp trên khởi động từ.
Iđm KĐT Iđm UKĐT = Ulưới
Các điều kiện lắp đặt:
1. Lắp đúng chiều qui định về tư thế làm việc của khởi động từ .
2. Gá lắp cứng vững, không gây rung động khi đóng cắt.
3. Đảm bảo sự hoạt động linh hoạt của các cơ cấu cơ khí, nhất là đối với các khởi động từ kép có khóa chéo bằng đòn gánh cơ khí.
4. Đảm bảo độ sạch trên các tiếp điểm, các rãnh trượt của nắp tự động để chống
mất tiếp xúc hoặc hở mạch từ (cuộn hút quá tải bị nóng hoặc cháy).
5. Trước khi sử dụng công tắc tơ cũng như khởi động từ, rất cần thiết phải kiềm
tra các thông số cũng như điều kiện phụ tải phải phù hợp với các yêu cầu đã nêu.
2.5.Đặc tính kỹ thuật và ứng dụng
Khởi động từ có tuổi thọ cao đạt từ 1 triệu đến 2 triệu lần thao tác
Khởi động từ điều khiển được động cơ điện từ (0,6 810) KW và làm việc tin
cậy ở điện áp lưới trong giới hạn từ (85 105)% Uđm. Khi điện áp lưới hạ thấp đến
(35 40)% trị số định mức. Khởi động từ cũng ngắt tin cậy.
Khởi động từ được sử dụng rộng rãi để điều khiển từ xa việc đóng, cắt đảo chiều quay động cơ điện KĐB rô to lồng sóc.
3. Rơ le trung gianvà rơ le tốc độ
Rơ le trung gian là một khí cụ điện dùng để khuếch đại gián tiếp các tín hiệu tác động trong các mạch điều khiển hay bảo vệ...
Trong mạch điện, rơ le trung gian thường nằm giữa hai rơ le khác nhau (vì điều
này nên có tên là trung gian).
Cuộn dây hút của rơ le trung gian thường là cuộn dây điện áp và không có khả năng điều chỉnh giá trị điện áp. Do vậy, yêu cầu quan trọng của rơ le trung gian là độ
tin cậy trong tác động. Phạm vi giá trị điện áp làm việc của rơ le trung gian thường là Uđm +15%.
Nguyên lý hoạt động của rơ le trung gian là nguyên lý điện từ.
Bộ tiếp xúc (hệ thống tiếp điểm) của các rơ le trung gian thường có số luợng
tương đối lớn, thường lớn hơn rất nhiều so với các rơ le dòng điện, rơ le điện áp cũng như các loại rơ le khác.
Rơ le trung gian chỉ làm việc ở mạch điều khiển nên nó chỉ có tiếpđiểm phụ mà không có tiếp điểm chính. Cường độ dòng điện đi qua các tiếp điểm là như nhau.
* Các ký hiệu:
Trong quá trình lắp ráp các mạch điều khiển dùng rơ le hay trong các mạch điện
tử công nghiệp, ta thường gặp một số ký hiệu sau đây được dùng cho rơ le.
Rơ le SPDT Rơ le SPST Rơ le DPST
+ Ký hiệu SPDT:
Ký hiệu này được viết tắt từ thuật ngữ: SINGLE POLE DOUBLE THROW, rơ
le mang ký hiệu này thường có một cặp tiếp điểm thường đóng và một cặp tiếp điểm thường mở, hai cặp tiếp điểm này có một đầu chung với nhau.
+ Ký hiệu DPDT:
Ký hiệu này được viết tắt từ thuật ngữ: DOUBLE POLE DOUBLE THROW, rơ
le mang ký hiệu này gồm có hai cặp tiếp điểm thường đóng và hai cặp tiếp điểm thường. Các tiếp điểm này liên kết thành hai hệ thống, mỗi hệ thống bao gồm một cặp
tiếp điểm thường đóng và thường mở có một đầu chung nhau.