Thiết bị hiển thị

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ phát thanh truyền hình số (Trang 50 - 51)

Thiết bị hiển thị hay màn hình là thiết bị cuối cùng hiển thị thông tin hình ảnh bên phátgửi tới. Hiện nay thiết bị hiển thị rất đa dạng nhưng về cơ bản nó được chia làm hai công nghệ chính:

 Màn hình tương tự CRT hay còn gọi là đèn hình.

 Màn hình công nghệ số: Màn hình hình tinh thể lỏng LCD, màn hình Plasma, màn hình LED.

Màn hình CRT thuộc loại màn hình công nghệ analog, được sử dụng phổ biến những năm cuối thế kỷ 20. Nhược điểm chính của loại màn hình này là tiêu hao năng lượng lớn, kích thước lớn, cồng kềnh.

Các loại màn hình công nghệ số ra đời sau nhưng liên tục được phát triển và cải tiến. Ưu điểm chính của loại màn hình này là mức tiêu thụ năng lượng thấp, gọn nhẹ, đa năng và linh hoạt.

Câu hỏi ôn tập chương 1

1. Nguyên lý thu nhận và tái tạo ảnh truyền hình? 2. Nguyên lý tạo tín hiệu truyền hình mầu? 3. Phương pháp tạo sự đồng bộ hình ảnh? 4. Đặc điểm các hệ truyền hình mầu?

PTIT 45

CHƯƠNG II: SỐ HÓA TÍN HIỆU TRUYỀN HÌNH 2.1 Giới thiệu chung về truyền hình số 2.1 Giới thiệu chung về truyền hình số

2.1.1 Sơ đồ khối hệ thống

Truyền hình số ra đời với những đặc tính vượt trội đang dần thay thế truyền hình

tương tự. Nó cho phép thực hiện các chương trình phát màn ảnh rộng chất lượng cao với âm thanh nổi cùng với khả năng tích hợp các dịch vụ truyền hình với các dịch vụ internet trên các mạng băng rộng truyền bá đi khắp thế giới. Ngoài ra, truyền hình số

cho phép thu di động, khả năng tương tác và thuận tiện cho việc sao chép,

lưu trữ và sản xuất hậu kỳ, điều mà hiện nay truyền hình tương tự chưa làm được. Xét trên khía cạnh kỹ thuật, truyền hình số cho hình ảnh rõ ràng và sắc nét, loại bỏ

h iện tượn g nhiễu giao thoa và hiệu ứng ảnh ma mà truyền hình tương tự đang gây

ảnh hưởng đến người xem ở những khu vực có nhiều nhà cao tầng và các vùng đồi núi.

Như hình 2.1, đầu vào của thiết bị truyền hình số sẽ tiếp nhận tín hiệu truyền hình

tương tự. Bộ biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số (A/D) sẽ biến đổi tín hiệu truyền

hình tương tự thành tín hiệu truyền hình số, các tham số và đặc trưng của tín hiệu này

được xác định từ hệ thống truyền hình được lựa chọn. Tín hiệu truyền hình số tại đầu ra bộ biến đổi A/D được đưa tới bộ mã hoá nguồn, tại đây tín hiệu truyền hình số có tốc độ

dòng bít cao sẽđược nén thành dòng bít có tốc độ thấp hơn phù hợp cho từng ứng dụng. Dòng bít tại đầu ra bộ mã hoá nguồn được đưa tới thiết bị phát (mã hoá kênh thông tin và

điều chế tín hiệu) truyền tới bên thu qua kênh thông tin. Tại bên thu, tín hiệu truyền hình sốđược biến đổi ngược lại với quá trình xử lý tại phía phát, giải mã tín hiệu truyền hình số thành tín hiệu truyền hình tương tự.

Thiết bị truyền hình số dùng trong truyền hình là thiết bị nhiều kênh. Ngoài tín hiệu truyền hình, còn có các thông tin kèm theo gồm các kênh âm thanh và các thông tin phụ,

như các tín hiệu điện báo, thời gian chuẩn, tín hiệu kiểm tra, hình ảnh tĩnh... Tất cả các tín hiệu này được ghép thành một dòng truyền tải theo các chuẩn giao thức ghép kênh gói.

2.1.2 Các đặc trưng cơ bản

Sau đây ta sẽ phân tích một số vấn đề có liên quan đến truyền hình số và truyền hình truyền thống. Thiết bị thu Tín hiệu truyền hình tương tự Tín hiệu truyền hình tương tự Biến đổi

A/D Mã hoá nguồn Mã hoá

kênh Điều chế số Kênh thông tin Biến đổi D/A Giải mã nguồn Giải mã hoá kênh Giải điều chế số Thiết bị phát

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ phát thanh truyền hình số (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)