Chuẩn nén AAC

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ phát thanh truyền hình số (Trang 103 - 104)

M C: ulti-channel = đa kênh

b. Chuẩn nén AAC

Advanced Audio Coding (viết tắt: AAC) - (ISO 14496-3) là một định dạng âm thanh đa năng nén kiểu lossy được định nghĩa theo tiêu chuẩnMPEG-2 và MPEG-4, được phát triển bởi liên minh Fraunhofer, Dolby, Sony và AT&T. AAC được phát triển nhằm thay thế cho định dạng âm thanh nổi tiếng MP3 để tích hợp trong container MP4-một container của MPEG-4. Dạng định AAC được phát triển để xóa đi những chỗ yếu của MP3 (MPEG-1 Audio Layer III, MPEG-2 Audio Layer III).

AAC có thể tích hợp tới 48 kênh âm thanh (có sample rate tới 96KHz) cộng thêm 15 kênh âm thanh tần số thấp (Low Frequency Enhancement-LFE) giới hạn sample rate ở 120 Hz Một sốprofile của MPEG-4 AAC tiêu chuẩn:

 Low Complexity (LC), được sử dụng trong hệ thống mua bán nhạc trực tuyến của Apple và RealNetWorks hoặc được cài sẵn trong phần cứng.

 High Efficiency (HE), cũng được hiểu theo cách khác là AACPlus, AAC+ hay AAC SBR(Spectral Band Replication)... HE-AAC được phát triển nhằm sử dụng trong việc mã hóa với bitrate thấp – đặc biệt có tác dụng với tập tin âm thanh đa kênh (multichannel).

 Low Delay (LD), được sử dụng cho thời gian trễ nhỏ (khoảng 20ms) ở mức Bitrate trung bình đến mức độ cao. Được sử dụng trong lĩnh vực liên lạc, ví dụ như tronghệ thống hội thoại video.

PTIT 98

 Scalable Sample Rate (SSR), dành cho "Streaming" hay "coi trực tuyến". Nó cho phép dữliệu liên tục mà không bị vấp bằng cách giảm độ Bitrate, nếu như băng thông đường truyền không cho phép, hoặc độ băng thông cho phép bỗng nhiên giảm mạnh. AAC là dạng định nén được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị di động hoặc trên các kênh mua bán nhạc trực tuyến như iTunes Store, Real Music Store, LiquidAudio được gắn kèm với hệ thống chống sao chép DRM (ví dụ như FairPlay của Apple).

AAC đem lại độ nén cao hơn so với những dạng định khác với mức nén có thể tới 16:1. Ngay ở mức 64 kbit/sec thì đã đạt được mức chất lượng khá, ở mức 128 kbit/sec thì có thể ngang với chất lượng CD.

3.4 Hệ thống ghép kênh và truyền tải tín hiệu truyền hình số

3.4.1 Giới thiệu chung

Có hai phương pháp thường được sử dụng để ghép kênh số từ nhiều nguồn khác nhau thành 1 dòng như sau:

 Ghép kênh phân chia theo thời gian TDM (Time Division Multiplexing Method). Về nguyên lý, TDM gán các khe thời gian một cách tuần hoàn cho các dòng sơ cấp audio, video và số liệu.

 Ghép kênh gói (Packet Multiplexing method). Trong cách ghép kênh gói, các gói số liệu từ các dòng sơ cấp audio, video, số liệu được đan xen vào nhau một cách tuần hoàn hoặc không tuần hoàn, gói này tiếp theo gói kia để hình thành một dòng ghép kênh.

Ghép kênh gói được dùng trong truyền hình số mặt đất để truyền vài chương trình truyền hình trên một kênh cao tần và kết hợp với các phương pháp ghép kênh (TDMA) theo thời gian và (FDMA) theo tần số để truyền nhiều chương trình qua bộ phát.

3.4.2 Ghép kênh MPEG

Một phần của tài liệu Bài giảng công nghệ phát thanh truyền hình số (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)