Tình trạng thiếu vitamin A: thường ít gặp ở người lớn, nếu có thường biểu

Một phần của tài liệu BAI SOAN GANG SINH LY DINH DUONG CHINH SUA (Trang 31 - 34)

hiện nhẹ.

Tình trạng thiếu vitamin A thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ bú mẹ và trẻ từ 1- 6 tuổi có chế độ ăn nghèo vitamin A. Thiếu vi ta min A kéo dài trong khẩu phần ăn, cơ thể trẻ sẽ chậm phát triển, có những tổn thương ở mắt, da khô, tóc ròn…

- Thừa vitamin A: Dùng nhiều vitamin A có thể gây ra nhiễm độc: người bệnh cảm thấy đau khớp, rụng tóc, mẩn ngứa, làm tăng áp lực nội sọ, khiến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương, có thể làm trẻ chậm lớn…

- Do đó khi điều trị cho trẻ bằng vitamin A cần được sự chỉ dẫn của thầy thuốc để tránh gây ngộ độc cho trẻ.

Thiếu vitamin B1

Làm cho trẻ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim, nếu nặng có thể dẫn đến tử vong.

- Thiếu vitamin B12: gây bệnh thiếu máu có hồng cầu khổng lồ.

- Thừa vitamin B12: thường do tiêm liều cao gây hoạt hóa hệ đông máu có thể làm tăng sự đông máu gây tắc mạch.

Hậu quả của thiếu hoặc thừa vitamin C

- Khi thiếu vitamin C, cơ thể sẽ phát sinh một số bệnh đặc trưng. Sức chống đỡ của các mao mạch giảm, có các điểm xuất huyết rải rác ở da. Hiện tượng chảy máu dưới da và trong cơ xuất hiện ở vùng bả vai, mắt cá, cùng với chảy máu dưới màng xương, màng phổi. Mặt khác, khi thiếu vitamin C, sức đề kháng của cơ thể giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và viêm phổi. Các vết thương cũng như gãy xương rất lâu lành.

- Thừa vitamin C Nếu dùng vitamin C liều cao (quá 1 gam/ngày) và dài ngày có thể bị viêm loét dạ dày, tiêu chảy và đau bụng, ngoài ra còn có thể đọng oxalate, urat dễ gây sỏi thận

Thiếu hoặc thừa vitamin D

- Thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thiếu vitamin D sinh rối loạn ban đầu không điển hình như dễ bị kích thích, ra mồ hôi, sau đó làm chậm mọc răng, mềm xương sọ, dễ bị co giật . Khi trẻ biết đứng sẽ dễ cong cột sống, chân vòng kiềng.

- Thừa vitamin D có thể làm trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, tiểu nhiều, ngừng lớn đôi khi gây co giật, dày màng xương.

Thiếu vitamin K

Làm trẻ dễ bị xuất huyết, đặc biệt có thể gây xuất huyết não, màng não rất nguy hiểm.

Thừa vitamin E

Quá thừa đưa đến rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, rối loạn thị giác.

4.1.3. Phân loại vitamin

4.1.3.1. Các vitamin tan trong nước

Nhóm vitamin tan trong nước: Bao gồm vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin P, vitamin U. Cơ thể dễ dàng được thỏa mãn nhu cầu các vitamin này khi dùng thức ǎn tươi.

4.1.3.2. Các vitamin tan trong chất béo

Nhóm vitamin tan trong chất béo: Là vitamin A, D, E, K thường đi kèm với chất béo của thức ǎn. Một khẩu phần có hàm lượng lipit thấp thường ít các vitamin này hoặc cơ thể kém sử dụng các vitamin này.

4.1.4. Các vitamin thông dụng4.1.4.1 Vitamin C 4.1.4.1 Vitamin C

+ Vitamin C: Có vị chua dễ bị oxi hóa cơ thể có khoảng 2-6 g Vitamin C phần lớn ở phủ tạng. Trong tự nhiên, vitamin C có nhiều trong rau quả nhưng hàm lượng của chúng giảm thường xuyên do các yếu tố nội tại của thực phẩm và các yếu tố vật lý khác như ánh sáng, nhiệt độ cao, các men oxy hóa và các ion kim loại ( Fe, Cu). Trong tối, nhiệt độ thấp các món ǎn hỗn hợp nhất là món ǎn chua, vitamin được duy trì lâu hơn.Vitamin C rất dễ tan trong nước, do đó trong quá trình chế biến cần lưu ý để tránh sự hao hụt không cần thiết và tận dụng các phần nước của thức ăn. sữa mẹ, sữa bò. Vitamin C tham gia vào nhiều quá trình

chuyển hóa, ngăn ngừa quá trình oxy hóa của các mô, làm tăng sự đàn hồi của thành mạch tham gia vào quá trình đông máu.

- Vitamin C còn kích thích tạo colagen của mô kiên kết, sụn, xương, rǎng, mạch máu. Vì thế khi thiếu vitamin C, các triệu chứng thường biểu hiện ở các tổ chức liên kết và xương (xuất huyết dưới da, chảy máu chân rǎng, đau mỏi xương ( xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, đau mỏi xương khớp ).

- Vitamin C kích thích hoạt động của các tuyến thượng thận, tuyến yên, hoàng thể, cơ quan tạo máu và do đó vai trò của vitamin C liên quan tới chức phận của các cơ quan này như kích thích sự phát triển ở trẻ em, phục hồi sức khỏe, vết thương mau lành, tǎng sức bền mao mạch, tǎng khả nǎng lao động, sự dẻo dai và tǎng sức kháng nhiễm. Thiếu vitamin C dẫn đến sức đề kháng giảm ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, sụn, sức bền của các mao mạch kém.

- Nhu cầu đối với trẻ em cần từ 30 -50 mg, người lớn cần từ 50- 100mg. Người có thai, nuôi con nhỏ, hoặc bị viêm nhiễm thì cần nhiều hơn. Thiếu vitamin C dẫn đến sức đề kháng giảm ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, sụn, sức bền của các mao mạch kém.

4.1.4.2. Vitamin B1

+ Vitamin B1 (thiamin) : Bền vững với nhiệt nhưng hòa tan trong nước bị phá hủy trong môi trường kiềm, B1 có nhiều ở gan, thận, tim, não của các loại động vật, có nhiều ở trong các loại ngũ cốc. Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong chuyển hóa Gluxit giúp cho khả năng hoạt động trí óc tốt hơn.

Khi thiếu vitamin B1 axit pyruvic sẽ tích lũy trong cơ thể gây độc cho hệ thống thần kinh. Vì thế nhu cầu via min B1 đối với cơ thể tỉ lệ thuận với nhu cầu nǎng lượng

Vitamin B1 tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền các xung tác thần kinh do nó ức chế khử axetyl-cholin. Do đó khi thiếu vitamin B1 gây ra hàng loạt các rối loạn có liên quan tới các rối loạn dẫn truyền thần kinh như tê bì, táo bón, hồi hộp, không ngon miệng, chán ăn buồn nôn, mất ngủ lo lắng... Đó là các dấu hiệu của bệnh Beriberi.

4.1.4.3. Vitamin B2 (Riboflavin)

Vitamin B2 (Riboflavin) là thành phần của nhiều hệ thống men tham gia chuyển hóa trung gian. Ví dụ FMN (Flavin-mono-nucleotit), FAD (Flavin- adenin-dinucleotit) là các enzim quan trọng trong sự hô hấp của tế bào và mô như chất vận chuyển hydrogen.

Vitamin B2 cần cho chuyển hóa protein, khi thiếu một phần các axit min của thức ǎn không được sứ dụng và ra theo nước tiểu. Ngược lại khi thiếu protein, quá trình tạo men flavoprotein bị rối loạn. Vì vậy khi thiếu protein thường xuất hiện triệu chứng thiếu vitamin B2

Ngoài ra vitamin B2 có ảnh hưởng tới khả nǎng cảm thụ ánh sáng của mắt nhất là đối với sự nhìn màu. Khi thiếu vitamin B2 sẽ có tổn thương ở giác mạc và nhân mắt thiếu. Vitamin B2 sẽ dẫn đến nứt môi, viêm lưỡi, viêm họng, tổn thương niêm mạc ruột, có thể dẫn đến viêm mi mắt, viêm giác mạc. Riboflavin có nhiều trong các lá xanh, đậu đỗ, phủ tạng của động vật.

Một phần của tài liệu BAI SOAN GANG SINH LY DINH DUONG CHINH SUA (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w