Nhân tố Nhu cầu thành tích

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO Đề tài CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN (Trang 55 - 56)

Từ kết quả phân tích EFA cho nhân tố “Nhu cầu thành tích”. Thang đo “Tôi có tinh thần trách nghiệm trong công việc được giao” có hệ số tài lớn nhất (0,926), đã cho thấy yếu tố trên có tác động rất lớn đến quá trình khởi nghiệp. Từ đó, cho ta thấy được sinh viên phải luôn đặt tin thần trách nhiệm cao trong bất cứ công việc nào dù là nhỏ nhất. Bởi vì đây là yếu tố cơ bản phải có nếu muốn đạt thành công trong sự nghiệp. Hơn vậy, tinh thần trách nhiệm là thái độ làm việc đúng đắn giúp mọi người đạt được lợi ích không chỉ riêng cá nhân mà là giúp xây dựng đội ngũ làm việc tích cực hơn. Bởi vậy chúng ta luôn phải có trách nhiệm với mọi công việc được giao, luôn coi trọng vấn đề và hoàn thành đúng những gì được yêu cầu, khắc phục mọi khó khăn và nỗ lực thực hiện, sắp xếp

trình tự thực hiện công việc hợp lý nhất để dễ dàng quan sát tiến độ không xảy ra sự cố ngoài ý muốn.

Về thang đo “Tôi sẽ cố gắng hết sức để cải thiện hiệu suất làm việc” có hệ số tài lớn thứ hai (0.915). Đã cho thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tăng năng suất trong khởi nghiệp thành công, bởi vì tăng năng suất giúp cải thiện kết quả kinh doanh, dự đoán những trở ngại trong việc khởi nghiệp tốt hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Để thực hiện tốt thang đo này thì bản thân mỗi chúng ta cần phải nỗ lực làm việc hết mình không được chểnh mảng, làm việc cho xong, cho có. Hãy tự đặt ra những thời hạn kết thúc cho từng dự án, nhiệm vụ khác nhau để có động lực làm việc một cách khoa học hơn. Hay việc chúng ta biết tranh thủ thời gian trong lúc chờ đợi để xem trước danh sách công việc cần làm hay tranh thủ xem lại số liệu, tính khả thi của các dự án trước trong lúc có thời gian rảnh.

Về thang đo “Tôi sẽ cố gắng làm việc tốt hơn đồng nghiệp của tôi” có hệ số tài (0.861) cũng là chỉ số khá cao. Từ đó, cho ta thấy được ý nghĩa tác động của yếu tố cạnh tranh với nhau sẽ tạo ra động lực để thúc đẩy giúp cho kinh doanh trở nên hiệu quả hơn giúp tăng năng suất lao động. Bằng việc luôn thử thách bản thân với những công việc khó để có thể cạnh tranh với đồng nghiệp khác vô tình tạo ra động lực khuyến khích sinh viên luôn thực hiện tốt công việc được giao, hơn thế là còn thu được những thành tích ngoài mong đợi, giúp thúc đẩy sự đổi mới và mong muốn hoàn thiện bản thân của mỗi người, nâng cao được tinh thần trách nhiệm mỗi cá nhân với công việc được giao cũng như nâng tầm giá trị của bản thân.

Về thang đo “Tôi sẽ làm việc rất tốt với các nhiệm vụ khá khó khăn liên quan đến việc học và công việc ở công ty” có hệ số tải là (0.778). Trong khi bắt đầu khởi nghiệp thì chắc hẳn việc gặp các tình huống khó khăn là điều không tránh khỏi, và cách chúng ta xử lý các trở ngại đó sẽ quyết định doanh nghiệp của mình còn đứng vững trên thương trường nữa hay không. Bởi vậy ngay từ giờ sinh viên chúng ta hãy luôn tập cách giải quyết tốt các khó khăn bằng cách: Xác định rõ vấn đề cần giải quyết là gì? Kế hoạch để khắc phục, sửa chữa các khó khăn đó như thế nào? Làm thế nào để chuyên tâm làm việc với từng công việc dù khá khó khăn.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO Đề tài CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN (Trang 55 - 56)