Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Iran

Một phần của tài liệu Tài liệu Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Iran

Iran là nước mà phần đông dân số theo đạo Hồi, một đạo không mấy phổ biến ở nước ta. Do đó pháp luật thừa kế của Iran cũng có nhiều điểm giống và khác biệt so với pháp luật thừa kế Việt Nam.

Thứ nhất, là căn cứ xác định quyền thừa kế. Như các nước Pháp, Nhật, Iran cũng xác định quyền thừa kế dựa theo hai mối quan hệ chính là quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân theo Điều 861 BLDS của nước cộng hòa hồi giáo Iran (The civil code of the Islamic republic of Iran) gọi tắt là BLDS Iran.

Thứ hai, là các qui định về diện và hàng thừa kế: Xét theo mối quan hệ huyết thống luật pháp Iran cũng chia ra làm 3 hàng thừa kế (Điều 862):

- Hàng thứ nhất: Cha mẹ và con của người chết

- Hàng thứ hai: ông bà, anh chị em và con cái của anh chị em người chết (cháu ruột)

- Hàng thứ ba: Cô, dì, chú, bác và con cái của họ

Điều 863 BLDS Iran: " Người thừa kế ở hàng sau sẽ được quyền hưởng tài sản khi không còn người thừa kế nào ở hàng trước."

Điều 864 BLDS Iran: "Một ví dụ về những người thừa kế theo quan hệ hôn nhân là vợ chồng hoặc những người vợ, người chồng còn sống của người chết" [4].

Vậy là đối với cả ba hàng thừa kế theo luật của Iran đều khác biệt với luật Việt Nam. Hàng thứ nhất chỉ có cha mẹ và con chứ không có vợ hoặc chồng của người chết. Cháu ruột được đưa lên thừa kế ở hàng thứ hai khác với qui định ở hàng thứ ba của nước ta. Hàng thứ ba của luật Iran chỉ có cô dì chú bác và con cái họ mà không có trường hợp cụ và chắt. Ở đây ta có thể thấy luật pháp Iran có một điểm khá kì lạ đó là nếu bác chết thì cháu ruột được hưởng thừa kế ở hàng thứ hai nhưng khi cháu chết bác lại được thừa kế

ở hàng thứ ba và anh em họ cũng được hưởng quyền thừa kế ở hàng thứ ba của nhau chứ không như ở Việt Nam anh em họ chỉ có thể hưởng thừa kế trong trường hợp thừa kế thế vị.

Trên cơ sở xem xét pháp luật về diện và hàng thừa kế của một số quốc gia trên thế giới, có thể khẳng định rằng thừa kế là một chế định đóng vai trò quan trọng trong pháp luật dân sự của mỗi nước, thừa kế là phương thức bảo vệ quyền sở hữu. Nhìn chung, chúng đều có các đặc điểm chung như sau:

Một là, pháp luật về thừa kế các nước nói trên luôn chú trọng bảo vệ quyền thừa kế của những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản. Quan hệ hôn nhân không được xem xét trong việc xác định chủ thể có quyền thừa kế một cách độc lập, mà luôn bị chi phối bởi quan hệ huyết thống, sự chi phối đó được thể hiện ở vị trí hưởng di sản của người vợ goá, chồng goá được hưởng phần di sản nhiều hay ít đều phụ thuộc vào vị trí của người vợ goá, người chồng goá đó được thừa kế ở hàng nào cùng những người có quan hệ huyết thống của người chết.

Hai là, luật thừa kế của các nước nói trên, đều quy định các hàng thừa kế theo pháp luật và đều có đặc điểm chung là hàng thừa kế xen kẽ với bậc thừa kế. Thừa kế theo bậc được thực hiện khi người thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản đã chết trước hoặc chết trong cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì các con (các cháu) của người đó được hưởng di sản, họ được gọi là người thừa kế đại diện.

So với pháp luật các nước nói trên, pháp luật về thừa kế ở Việt Nam bên cạnh những đặc điểm chung đó thì vẫn giữ được những sắc thái riêng như: diện và hàng thừa kế, thừa kế thế vị, thừa kế của con nuôi, con trong giá thú, con ngoài giá thú, ... Sự khác nhau đó xuất phát từ phong tục, truyền thống văn hoá, cơ sở vật chất và hoàn cảnh xã hội của mỗi nước. Nhưng nhìn chung bản chất của việc thừa kế di sản chính là sự bảo vệ lợi ích của các thành viên trong gia đình, trong dòng tộc.

Chương 2

DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu Tài liệu Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)