7. Kết cấu của luận văn
2.3. Những trƣờng hợp không đƣợc hƣởng thừa kế theo quy
của pháp luật Việt Nam hiện hành
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định diện gồm những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và xác định một cách cụ thể những người trong hàng thừa kế, chia diện những người thừa kế thành ba hàng cụ thể. Những người được xếp trong hàng thừa kế là những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người chết theo quan hệ gần gũi với người để lại di sản. Tuy nhiên, không phải bất cứ người nào thuộc hàng thừa kế cũng được hưởng di sản thừa kế mà người chết để lại. BLDS năm 2005 quy định những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế mà người chết để lại tại Khoản 1 Điều 643.
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trong danh dự, nhân phẩm của người đó.
Những người thực hiện hành vi do lỗi cố ý và bị Toà án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Các tội tương ứng với những hành vi này được quy định trong Bộ luật Hình sự như: Tội giết người, tội hiếp dâm, cưỡng dâm, tội làm nhục, tội vu khống....đối với người để lại di sản.
Nếu những người thuộc diện thừa kế, hàng thừa kế của người chết mà lại thực hiện các hành vi có lỗi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, làm nhục danh dự của người để lại di sản thì sẽ bị tước quyền hưởng di sản thừa kế mà người chết để lại. Trường hợp người thừa kế chỉ bị kết án về những hành vi nêu trên đối với người để lại di sản do lỗi vô ý thì người thừa kế đó vẫn được hưởng di sản mà người chết để lại.
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; Những người có quan hệ nuôi dưỡng như: Cha mẹ - con, ông bà - cháu, anh chị em ruột, vợ chồng với nhau khi sống chung với nhau có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau; nếu không sống chung với nhau thì có nghĩa vụ cấp dưỡng bằng việc đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật. Nghĩa vụ cấp dưỡng là quan hệ nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân, mỗi con người cụ thể không thể chuyển giao cho người khác. Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng thì người vi phạm phải có điều kiện về kinh tế và làm cho người để lại thừa kế lâm vào tình trạng khốn khổ hoặc nguy hiểm về tính mạng. Thực tế có nhiều trường hợp ông, bà, cha, mẹ có tài sản là đất đai, nhà cửa mà lâm vào tình trạng nghèo đói, túng quẫn nhưng lại không chịu bán đất đai, nhà cửa để lo cho cuộc sống của mình chính vì vậy rất nhiều trường hợp người đó chết mà để lại rất nhiều di sản thừa kế. Pháp luật Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ, tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình. Người vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng là những người không làm tròn nghĩa vụ của mình với người để lại di sản vì vậy pháp luật tước quyền hưởng di sản của những người này đối với người để lại di sản. Thiết nghĩ, những quy định này của BLDS năm 2005 là hoàn toàn hợp lý, hợp tình.
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế
khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005 những người trong hàng thừa kế phải bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác và mục đích của người thừa kế này là hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng thì sẽ không được hưởng di sản mà người chết để lại. Như vậy, trường hợp nếu người này chỉ bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác (hành vi giết người thừa kế khác) nhưng không nhằm mục đích hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản thì người này vẫn được thừa kế phần di sản mà người chết để lại, họ sẽ
không bị pháp luật tước quyền thừa kế.
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản trong
việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, thay di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Theo quy định của pháp luật dân sự người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, tụ nguyện hoàn toàn. Điều đó thể hiện pháp luật của nhà nước ta tôn trọng quyền tự do ý chí của mỗi cá nhân, pháp luật không cho phép bất cứ ai có quyền xâm phạm và làm mất đi quyền tự do đó của họ. Những người có hành vi xâm phạm đến quyền tự do đó với mục đích vụ lợi, trái với ý chí của người để lại di sản sẽ bị pháp luật trừng phạt bằng cách tước quyền thừa kế của người vi phạm đó.
Ví dụ: Ông A có 2 người con là B và C. Năm 2000 ông A lập di chúc cho C hưởng toàn bộ di sản của ông khi ông chết. Biết ông A không cho mình hưởng di sản của ông nên B đã có hành vi hủy di chúc của ông A nhằm hưởng một phần di sản.
Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 643 BLDS năm 2005 quy định: Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
BLDS năm 2005 tôn trọng ý chí của người lập chúc nên nếu người để lại di sản đã biết được những hành vi trên của người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì người đó vẫn được hưởng. Còn trường hợp người để lại di sản không định đoạt tài sản bằng cách lập di chúc cho những người thuộc diện và hàng thừa kế đó được hưởng di sản thì những người này sẽ vẫn không được hưởng thừa kế theo pháp luật.
Với những quy định của pháp luật dân sự hiện hành cho thấy được bản chất nhân đạo, tính nhân văn và lòng vị tha mang đậm nét văn hóa của người Việt Nam luôn « lấy đức báo oán ».
Chương 3
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT
NHỮNG TRANH CHẤP VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN