Lượng ẩm thừa WT

Một phần của tài liệu Giáo trình Tính toán và thiết kế sơ bộ hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn (Trang 34 - 36)

Tổng tất các nguồn ẩm toả ra trong phòng gọi là lượng ẩm thừa

Ẩm thừa WT được sử dụng để xác định năng suất làm khô của thiết bị xử lý không khí ở chương 4.

3.3.3 Kiểm tra đọng sương trên vách

Như đã biết khi nhiệt độ vách tW thấp hơn nhiệt độ đọng sương của không khí tiếp xúc với nó thì sẽ xẩy ra hiện tượng đọng sương trên vách đó. Tuy nhiên do xác định nhiệt độ vách khó nên người ta quy điều kiện đọng sương về dạng khác.

* Về mùa hè:

Mùa hè ta thực hiện chế độ điều hòa (làm lạnh), nhiệt độ bên ngoài lớn hơn nhiệt độ bên trong:

129

Khi đó tTW > tT > tTs , như vậyvách trong không thể xẩy ra hiện tượng đọng sương.

Gọi tNs là nhiệt độ đọng sương vách ngoài ta có điều kiện đọng sương: tNs > tNW

Theo phương trình truyền nhiệt ta có:

k.(tN - tT) = αN.(tN - tNW) hay: k = α N.(tN - tNW)/ (tN - tT)

Khi giảm tNW thì k tăng, khi giảm tới tNs thì trên tường đọng sương, khi đó ta được giá trị kmax:

kmax = α N.(tN - tNs )/ (tN - tT) Điều kiện đọng sương được viết lại:

kmax = α N.(tN - tNs )/ (tN - tT) > k (3-48) * Về mùa đông:

Về mùa đông lý luận tương tự trên ta thấy nếu xẩy ra động sương thì chỉ có thể xẩy ra trên vách tường trong. Khi đó điều kiện để không đọng sương trên vách trong là:

kmax = α T.(tT - tTs )/ (tT - tN) > k (3-49)

3.4. Xây dựng sơ đồ ĐHKK, biểu diễn quá trình xử lý không khí trên đồ thị I - d hoặc t - d, xác định công suất lạnh/nhiệt, năng suất gió của hệ thống I - d hoặc t - d, xác định công suất lạnh/nhiệt, năng suất gió của hệ thống

3.4.1 Xây dựng sơ đồ ĐHKK, biểu diễn quá trình xử lý không khí trên đồ thị I - d hoặc t – d đồ thị I - d hoặc t – d

Thành lập sơ đồ điều hòa không khí là xác định các quá trình thay đổi trạng thái của không khí trên đồ thị I-d nhằm mục đích xác định các khâu cần xử lý và năng suất của nó để đạt được trạng thái không khí cần thiết trước khi cho thổi vào phòng.

Sơ đồ điều hòa không khí được thành lập trên cơ sở:

+ Điều kiện khí hậu địa phương nơi lắp đặt công trình: tN vàNN. + Yêu cầu về tiện nghi hoặc công nghệ: tT và TT

+ Các kết quả tính cân bằng nhiệt: QT, WT, + Thỏa mãn điều kiện vệ sinh:

Nhiệt độ không khí trước khi thổi vào phòng không được quá thấp so với nhiệt độ trong phòng nhằm tránh gây cảm lạnh cho người sử dụng, cụ thể như sau:

130

tV ≥ tT – a (4-1)

- Đối với hệ thống điều hoà không khí thổi từ dưới lên (miệng thổi đặt trong vùng làm việc): a = 70C

- Đối với hệ thống điều hoà không khí thổi từ trên xuống: a = 100C

Nếu điều kiện vệ sinh không thỏa mãn thì phải tiến hành sấy nóng không khí tới nhiệt độ tV = tT - a, thoả mãn điều kiện vệ sinh rồi cho thổi vào phòng.

Lượng khí tươi cấp vào phòng phải đảm bảo đủ cho người trong phòng. LN = n.mk = n.ρk.Vk (4-2)

Trong đó:

n - Số người trong phòng

mk- Khối lượng gió tươi cần thiết cung cấp cho 01 người trong một đơn vị thời gian, kg/người, giờ .

Vk - Lượng không khí tươi cần cung cấp cho một người trong một đơn vị thời gian, tra theo bảng 2-7, m3/người, giờ.

ρ - Khối lượng riêng của không khí, ρ = 1,2 kg/m3.

Tuy nhiên lưu lượng gió bổ sung không được nhỏ hơn 10% tổng lượng gió cung cấp cho phòng

Một phần của tài liệu Giáo trình Tính toán và thiết kế sơ bộ hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)