Phương pháp xác định theo công thức: ΣΔ p= ΣΔpms + ΣΔpcb

Một phần của tài liệu Giáo trình Tính toán và thiết kế sơ bộ hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn (Trang 87 - 90)

- Xác định theo đồ thị

- Phương pháp xác định theo công thức : ΣΔp = ΣΔpms + ΣΔpcb

4.3.2 Tính toán cách nhiệt, cách ẩm đường ống gió và đường ống nước lạnh nước lạnh

a. Vật liệu cách nhiệt

Các vật liệu cách nhiệt dùng trong hệ thống lạnh có nhiệm vụ hạn chế dòng nhiệt truyền từ ngoài môi trường có nhiệt độ cao hơn vào phòng lạnh,

182

đường ống hay các thiết bị làm việc ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường qua vách ống, vỏ thiết bị hay kết cấu bao che của phòng lạnh, bể lạnh. Chính những dòng nhiệt này gây nên tổn thất lạnh, tăng tiêu hao năng lượng, chi phí vốn đầu tư, chi phí vận hành,...

Để phát huy được tác dụng, chiều dày lớp cách nhiệt phải được tính toán theo hai điều kiện cơ bản sau:

1- Vách ngoài của kết cấu bao che, của ống dẫn hay của thiết bị không đọng sương.

2- Tổng chi phí cho một đơn vị lạnh là thấp nhất.

Chi phí để có được một đơn vị công suất lạnh (W, kW, kcal/h, ...) gồm chi phí vốn đầu tư và chi phí vận hành.

Cách nhiệt càng dày, chi phí vốn đầu tư cho cách nhiệt càng lớn, nhưng ít tổn thất lạnh nên chi phí vận hành lại giảm (yêu cầu công suất lạnh phát ra, tiêu thụ điện cho động cơ máy nén, bơm, quạt và chi phí khác ít hơn). Ngược lại, cách nhiệt càng mỏng thì chi phí đầu tư giảm nhưng lạnh tổn thất nhiều và chi phí vận hành lại tăng.

Vì vậy, chiều dày cách nhiệt phải được xác định theo điều kiện tối ưu tổng hợp: tổng chi phí vốn và chi phí vận hành là nhỏ nhất.

* Vật liệu cách nhiệt thường dùng: Polystirol (Styropo), Polyurethane, Polyvinylclorit, nhựa phenol, nhựa phormadehit, bông thuỷ tinh, bông khoáng

b. Vật liệu cách ẩm

Do nhiệt độ môi trường bên ngoài và trong kho lạnh chênh lệch, nên áp suất của hơi nước ở môi trường bên ngoài luôn lớn hơn áp suất hơi nước trong buồng lạnh dẫn đến luôn có một dòng ẩm đi từ ngoài vào buồng lạnh, khi gặp nhiệt độ thấp trong buồng lạnh, ẩm ngưng đọng lại trong kết cấu cách nhiệt làm giảm khả năng cách nhiệt, gây nấm mốc và thối rữa cho vật liệu cách nhiệt.

Vật liệu cách ẩm thường dùng: Bitum, giấy dầu, nilông, màng nhựa, màng nhôm, vải thuỷ tinh có sơn quét, tôn

- Nguyên tắc bố trí lớp cách ẩm:

Để cách ẩm đạt hiệu quả cao nhất người ta phải bố trí lớp cách ẩm ở vị trí hợp lý để nó phát huy được tác dụng.

+ Nếu tính từ phía nóng vào phía lạnh thì vị trí lớp cách nhiệt ở trong và lớp cách ẩm bên ngoài.

+ Lớp cách ẩm không cần quá dầy, chỉ cần vài mm, nhưng phải liên tục, không nứt, đứt quãng tạo thành các cầu thấm ẩm.

183

+ Không bố trí lớp cách ẩm nằm trong lớp cách nhiệt để ẩm trong lớp cách nhiệt (nếu có) có thể thoát vào buồng lạnh được dễ dàng. Trường hợp không thể ví dụ như đường ống có vách là vật liệu cách ẩm hoàn toàn thì việc bọc chống ẩm đòi hỏi phải thật nghiêm ngặt.

+ Đường kính trong của lớp cách nhiệt chính là đường kớnh ngoài của đường ống gió, đường nước lạnh

* Yêu cầu đối với chiều dày lớp vật liệu cách nhiệt:

+ Vách ngoài của kết cấu bao che không được đọng sương:

+ Vách ngoài đọng sương khi nhiệt độ của bề mặt vách nhỏ hơn nhiệt độ đọng sương, nhiệt độ này càng nhỏ khi chiều dày lớp cách nhiệt nhỏ vì vậy chiều dày của lớp vật liệu cách nhiệt phải đủ lớn.

+ Giá thành một đơn vị lạnh là nhỏ nhất

Giá thành một đơn vị lạnh bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có chi phí cho công tác cách nhiệt, giá thành vật liệu cách nhiệt khá cao, thường chiếm tới 20 - 40% giá thành xây dựng nên không thể thiết kế với chiều dày lớp vật liệu cách nhiệt quá lớn.

4.3.3 Tính toán thiết kế lắp đặt hệ thống tiêu âm

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau sắp xếp không có trật tự, gây khó chịu cho người nghe, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi.

a. Các nguồn gây ồn

Nguồn ồn gây ra cho không gian điều hòa có các nguồn gốc sau:

- Nguồn ồn do các động cơ quạt, động cơ, máy lạnh đặt trong phòng gây ra - Nguồn ồn do khí động của dòng không khí .

- Nguồn ồn từ bên ngoài truyền vào phòng + Theo kết cấu xây dựng

+ Theo đường ống dẫn không khí + Theo dòng không khí

+ Theo khe hở vào phòng

- Nguồn ồn do không khí ra miệng thổi

b. Cách khắc phục

- Chọn thiết bị có độ ồn nhỏ: Khi chọn các máy điều hoà, các dàn lạnh, FCU, AHU cần lưu ý độ ồn của nó, tránh sử dụng thiết bị có độ ồn lớn.

184

- Bọc tiêu âm cụm thiết bị: Trong nhiều trường hợp người ta chọn giải pháp bọc tiêu âm cụm thiết bị. Chẳng hạn các FCU, AHU và quạt thông gió công suất lớn khi lắp đặt trên laphông sẽ gây ồn khu vực đó nên người ta thường bọc cách âm cụm thiết bị này.

- Thường xuyên bôi trơn các cơ cấu chuyển động để giảm ma sát giảm độ ồn. - Đặt thiết bị bên ngoài phòng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tính toán và thiết kế sơ bộ hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)