Tính chọn máy ĐHKK kiểu tổ hợp + Đặc điểm cấu tạo

Một phần của tài liệu Giáo trình Tính toán và thiết kế sơ bộ hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn (Trang 54 - 58)

- Sơ đồ điều chỉnh nhiệt độ thổi vào

b. Tính chọn máy ĐHKK kiểu tổ hợp + Đặc điểm cấu tạo

+ Đặc điểm cấu tạo

Máy ĐHKK kiểu tổ hợp thường có công suất lạnh trung bình và lớn, chủ yếu dùng trong thương nghiệp và công nghiệp. Máy thường được chế tạo nguyên cụm, bao gồm tất cả các thiết bị được lắp chung thành 1 khối (giống như máy ĐHKK kiểu cửa sổ). Việc phân phối gió lạnh cũng như việc lấy gió hồi nhờ hệ thống ống gió. Dàn ngưng có thể được làm mát bằng gió hoặc bằng nước (tham khảo giáo trình lạnh cơ bản)

+ Tính chọn máy điều hòa kiểu tổ hợp giải nhiệt gió

Như đã trình bày, máy điều hòa gọn dạng tổ hợp có hai loại: loại dàn ngưng giải nhiệt gió và loại dàn ngưng giải nhiệt nước. Loại dàn ngưng giải nhiệt nước ta xét ở mục sau.

Các loại máy điều hòa tổ hợp giải nhiệt gió (air cooled packaged air conditioner) cũng thường có 2 loại catalog thương mại cho biết thông số kỹ thuật chung, trong đó có năng suất lạnh danh định ở nhiệt độ trong nhà (nhiệt độ khô tT = 27C, nhiệt độ ướt tTư = 19C hoặc 19,5C) và nhiệt độ ngoài trời 35C.

149

Các catalog kỹ thuật (engineering data) cho thêm năng suất lạnh chi tiết hơn ở các nhiệt độ trong nhà và ngoài trời khác nhau.

Các loại máy nhỏ thường không có catalog kỹ thuật nên cũng cần xác định gần đúng năng suất lạnh chạy ở chế độ tính toán.

* Ví dụ:

Hãy tính chọn máy điều hòa gọn giải nhiệt gió, Q0 = 153 kW, tT = 25C,

T =65%, tN = 32,8C, T = 66%.

Tính kiểm tra năng suất lạnh và lưu lượng gió yêu cầu là 10 kg/s. Giải:

Giả thiết:

- Chỉ điều hòa mùa hè (cooling only).

- Điều hòa cho một phân xưởng may mặc, nên có thể chọn các tổ máy kiểu lắp mái hoặc kiểu hai cụm, có ống gió phân phối và gió hồi.

Lưu lượng gió:

G = 10 kg/s

+ Phương án chọn máy 2 cụm, có ống gió

Theo bảng 4 - 9 với năng suất lạnh yêu cầu Q0 = 153 kW ta có thể chọn 3 tổ máy ký hiệu FD20KY1 + (RU10KY1) x 2 với năng suất lạnh hiện danh định 59,3 kW, công suất danh định động cơ máy nén và dàn ngưng 19,8 kW.

+ Hiệu chỉnh năng suất lạnh theo nhiệt độ phòng và nhiệt độ ngoài trời. Điều kiện tiêu chuẩn (tT = 27C, tN = 35C)

Điều kiện vận hành (tT = 25C, tN = 32,8C).

Theo bảng 4-10 (catalog kỹ thuật) sau khi nội suy ta có năng suất lạnh tổng (với lưu lượng gió 166 m3/ph) là: 56,9 kW.

+ Hiệu chỉnh theo chiều dài ống gas: ở đây hệ số hiệu chỉnh bằng 1 vì chiều dài ống gas và chênh lệch độ cao trong giới hạn không cần hiệu chỉnh vậy Q0 = 56,9 kW.

Vậy số lượng máy điều hòa là:

ph m s m G L 8,33 3 500 3 2 , 1 10      7 , 2 kW 56,9 kW 153 01 0    Q Q z

150 Chọn 3 bộ.

Kiểm tra năng suất gió: L = 166 m3/ph x 3 = 489 m3/ph  500m3/ph, yêu cầu như vậy chấp nhận được.

+ Phương án chọn máy điều hòa lắp mái

- Hiệu chỉnh năng suất lạnh theo nhiệt độ trong nhà và ngoài trời. Vì không có catalog kỹ thuật nên có thể tính gần đúng theo bảng 4 - 12 vì hai loại đều là

giải nhiệt gió dàn bay hơi trực tiếp:

- Hiệu chỉnh theo chiều dài ống gas và chênh lệch độ cao bằng 1. Chọn loại UAT18KT1, Q0K = 52,7 kW điện 3 pha 380V, 50Hz.

Q0 = t.52,7 = 0,973.52,7 = 51,3 kW Số máy yêu cầu:

Chọn 3 máy.

+ Chọn các máy điều hòa kiểu tổ hợp giải nhiệt nước

Do bình ngưng giải nhiệt nước rất gọn nhẹ, đường ống cấp nước giải nhiệt dễ bố trí nên máy điều hòa có bình ngưng giải nhiệt nước thường là loại nguyên cụm. Cấu tạo của máy điều hòa nguyên cụm giải nhiệt nước đã được trình bày ở phần trước.

Trong catalog thương mại ta chỉ tìm được năng suất lạnh tiêu chuẩn ở tT = 27C, tTư = 19C hoặc 19,5C và nhiệt độ bình ngưng tw1 = 29,5C và tw2 = 35C. Trong catalog kỹ thuật ta mới có thể tìm được năng suất lạnh phụ thuộc vào nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ nước vào bình ngưng khác nhau.

* Ví dụ:

Xác định nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng tụ trong điều kiện sử dụng nước tuần hoàn qua tháp giải nhiệt ở chế độ:

a. Điều hòa cấp 3 tại Hà Nội; b. Điều hòa cấp 2 tại Hà Nội; c. Điều hòa cấp 1 tại Hà Nội. Giải: Q Q TC t 0 0 973 , 0    98 , 2 3 , 51 153   z

151

a. Điều hòa cấp 3 tại Hà Nội: tN = 32,8C,  = 66%, tra đồ thị I-d có tư = 27,5C, vậy:

Nhiệt độ nước vào bình ngưng:

tw1 = 27,5 + 4 = 31,5C Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng:

tw2 = 31,5 + 5 = 36,5C

b. Tính cho điều kiện điều hòa cấp 2 tại Hà Nội: tN = 37,2C,  = 66%, tra đồ thị I - d có tư = 31C, vậy:

Nhiệt độ nước vào bình ngưng:

tw1 = 31 + 4 = 35C Nhiệt độ ra khỏi bình ngưng:

tw2 = 35 + 5 = 40C

c. Điều hòa cấp 1 tại Hà Nội: tN = 41,6C,  = 66%, tra đồ thị I - d có tư = 34,5C, vậy:

Nhiệt độ nước vào bình ngưng:

tw1 = 34,5 + 4 = 39,5C Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng:

tw2 = 39,5 + 5 = 44,5C.

Căn cứ vào nhiệt độ nước vào, ra khỏi bình ngưng cũng như nhiệt độ ngưng tụ ta có thể tiến hành xác định năng suất lạnh ở chế độ thực từ các số liệu cho ở điều kiện tiêu chuẩn trong các catalog thương mại.

Ví dụ máy điều hòa UCJ 850N có năng suất lạnh tiêu chuẩn ở tT = 27C, và tw1 = 29,5C là 82,9 kW. Nếu làm việc ở chế độ cấp 2 tại Hà Nội vói tT = 25C, tw2 = 40C thì năng suất lạnh còn lại là 78,0 kW, so với chế độ tiêu chuẩn giảm 6%.

Với điều kiện nước ra khỏi bình ngưng là 44,5C của điều hòa cấp 1 ở Hà Nội thì máy điều hòa này không hoạt động được, vì các số liệu ở chế độ đó không tồn tại trong các catalog kỹ thuật.

152

Một phần của tài liệu Giáo trình Tính toán và thiết kế sơ bộ hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)