- Sơ đồ điều chỉnh nhiệt độ thổi vào
c. Hệ thống nước giải nhiệt
Hệ thống nước giải nhiệt gồm có tháp giải nhiệt (cooling tower), bơm nước giải nhiệt và hệ thống đường ống nước tuần hoàn từ bình ngưng tới tháp và ngược lại.
Nguyên tắc cấu tạo của tháp giải nhiệt và cách lắp đặt nó trong hệ thống lạnh đã được giới thiệu ở giáo trình lạnh cơ bản
-Tính chọn tháp giải nhiệt
Việc tính toán tháp giải nhiệt rất phức tạp, thường người ta chọn theo catalog của máy. Các thành viên của Viện tháp giải nhiệt CTI (Cooling Tower Institute) đều có chung một kí hiệu như sau, ví dụ tháp RINKI của Hồng Kông có kí hiệu FRK90 chẳng hạn. FRK là chữ cái kí hiệu riêng của RINKI, năng suất lạnh của hệ thống tương ứng là Q0 = 90 tấn lạnh Mỹ hoặc 316,5 kW. Nếu tính năng suất giải nhiệt ta phải nhân với hệ số 1,3 nghĩa là Qk = 412kW.
Ví dụ tháp LBC - 100 có năng suất giải nhiệt là Qk = 100.3900kcal/h = 390000 kcal/h = 454 kW sử dụng cho hệ thống ĐHKK có năng suất lạnh Q0 = 100 tấn lạnh Mỹ = 100.3024 kcal/h = 302400 kcal/h = 351 kW.
162
4.2. Bố trí thiết bị, tính toán xác định kích thước hệ thống nước, không khí 4.2.1 Bố trí máy và các thiết bị của hệ thống ĐHKK 4.2.1 Bố trí máy và các thiết bị của hệ thống ĐHKK
Sau khi đã lựa chọn được máy và thiết bị của hệ thống ĐHKK , việc bố trí máy và các thiết bị của hệ thống ĐHKK phụ thuộc vào việc lựa chọn hệ thống ĐHKK thích hợp cho công trình, nó đảm bảo cho hệ thống đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của công trình. Nói chung một hệ thống ĐHKK thích hợp khi thỏa mãn các yêu cầu do công trình đề ra cả về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường, sự tiện dụng về vận hành, bảo dưỡng, độ an toàn, độ tin cậy, tuổi thọ và hiệu quả kinh tế cao.
Ví dụ:
- Khi thiết kế hệ thống ĐHKK cho tòa nha cao tầng hoặc cho 1 phân xưởng có năng suất lạnh yêu cầu dưới 100 tấn lạnh (350 kW) thì chỉ nên dùng loại tổ hợp gọn mà không dùng trung tâm nước. Ngược lại với một tòa nhà chung cư, dù năng suất lạnh có lớn đến mấy thì cũng không thể dùng hệ thống trung tâm nước vì ở VN chưa có thói quen dùng ĐH theo cách khoán diện tích , hơn nữa nhiều gia đình chưa có thói quen dùng ĐH, còn tiết kiệm...
- Khi một vùng khí hậu thiếu nước sinh hoạt thì không thể chọn ĐH kiểu giải nhiệt nước mà phải chọn kiểu giải nhiệt bằng gió.
- Khi nói đến điều hòa tiện nghi, thường nghĩ ngay đến việc khống chế độ ồn dưới mức cho phép ngoài nhiệt độ và độ ẩm tiện nghi mà hệ thống cần đạt được. Như vậy cần chọn các loại máy có độ ồn thấp như ĐH tách, VRV, hoặc trung tâm nước.
- Khi nói đến điều hòa công nghệ hoặc thương nghiệp (Độ ồn cao hơn), có thể chọn máy nguyên cụm hoặc loại dàn ngưng đặt.
4.2.2. Tính toán xác định số lượng, đặc tính thiết bị xử lý nước và không khí cho hệ thống ĐHKK khí cho hệ thống ĐHKK
Quá trình xử lý nhiệt ẩm không khí bằng thiết bị trao đổi nhiệt kiểu bề mặt có ưu điểm là thiết bị gọn nhẹ, đơn giản vv. . . Tuy nhiên xử lý nhiệt ẩm bằng thiết bị trao đổi nhiệt kiểu bề mặt, bị hạn chế bởi khả năng xử lý không khí, nó không có khả năng tăng dung ẩm không khí trong phòng. Trong nhiều trường hợp đòi hỏi tăng ẩm cho không khí, chẳng hạn như trong các nhà máy dệt có những giai đoạn công nghệ đòi hỏi độ ẩm khá cao, để đạt được trạng thái yêu cầu, cần tiến hành phun ẩm bổ sung, tương đối phức tạp, tốn kém và hiệu quả không cao. Trong trường hợp này, người ta thường sử dụng thiết bị xử lý không khí kiểu hỗn hợp hay còn gọi là thiết bị xử lý không khí kiểu ướt. Thiết bị không khí kiểu ướt là thiết bị trao đổi nhiệt ẩm kiểu hổn hợp khí và nước, thường được
163
gọi là thiết bị buồng phun. Việc phun ẩm không thực hiện trực tiếp trong phòng mà ở thiết bị xử lý không khí nên hiệu qủa và quy mô lớn hơn nhiều.