6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và
Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2018 – T6/2021
2.2.1.Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc theo nhóm chỉ tiêu định lượng
- Doanh thu của công ty
Doanh thu là một tiêu chí cơ bản giúp đánh giá năng lực cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Doanh thu còn là tiền đề quan trọng giúp công ty đưa ra những chiến lược phát triển dịch vụ cung cấp xây dựng.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 40 35 30 25 20 15 10 5 0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 T6/năm 2021
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc)
Biểu đồ 2.1: Doanh thu từ dịch vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc
Doanh thu từ dịch vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty liên tục tăng trưởng qua các năm. Doanh thu của công ty có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm là do công ty luôn đổi mới và cải thiện chất lượng của các công trình xây dựng, cập nhật những xu hướng thị trường mới nhất. Từ đó, công ty mang đến những trải nghiệm tốt nhất đến cho khách hàng và đạt được sự tin tưởng của khách hàng nhiều hơn. Thành Công Vĩnh Phúc được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng sử dụng dịch vụ của công ty. Thị phần của công ty ngày càng được mở rộng và có được sự uy tín nhất định trên thị trường. Tuy năm 2020 và năm 2021, thị trường có những biến động của đại dịch Covid – 19, nhưng dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, dịch bệnh đã được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khi mới bùng phát nguy cơ. Do đó các công ty có thời gian phục hồi một cách nhanh chóng. Nhìn chung, công ty vẫn trên đà phát triển mạnh mẽ trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh trong khi các doanh nghiệp tại địa bàn khác chịu những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch.
Bảng 2.4: Doanh thu các sản phẩm dịch vụ của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc so với 3 đối thủ cạnh tranh năm 2020. Doanh thu
Năm 2020
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Hiếu Nguyễn Vĩnh Phúc, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát,
Công ty TNHH xây dựng một thành viên Phúc Sơn 2)
Qua bảng 2.4, ta có thể thấy doanh thu của Công ty TNHH xây dựng một thành viên Phúc Sơn 2, Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc lớn hơn so với hai công ty còn lại. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc và Công ty TNHH xây dựng một thành viên Phúc Sơn 2 đạt mức tốt hơn. Tuy Công ty TNHH Hiếu Nguyễn Vĩnh Phúc và Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát cũng đạt mức tương đối nhưng doanh thu vẫn thấp hơn.
- Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường
Thị phần của công ty cũng là một yếu tố quan trọng giúp đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong hoạt động kinh doanh.
Để có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty mạnh hay yếu thì thị phần là chỉ tiêu giúp thể hiện rõ ràng và thiết yếu nhất. Biểu hiện chung của tất cả điểm mạnh và điểm yếu của công ty được thể hiện qua thị phần. Thị phần công ty giành được càng lớn thì chứng tỏ năng lực cạnh tranh của công ty càng mạnh. Ngược lại, công ty giành được ít thị phần thì thể hiện rằng năng lực cạnh tranh của công ty còn yếu kém.
Thị phần của công ty và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường miền Bắc từ năm 2018 - 6 tháng đầu 2021
35 30 25 20 15 10 5 0
năm 2018 năm 2019 năm 2020 T1-T6/2021
Công ty Cổ phần xây dựng và Thương Mại Thành Công Vĩnh Phúc
Công ty TNHH Hiếu Nguyễn Vĩnh Phúc
Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát Công ty TNHH xây dựng một thành viên Phúc Sơn 2
(Nguồn: Phòng kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Hiếu Nguyễn Vĩnh Phúc, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Việt
Phát, Công ty TNHH xây dựng một thành viên Phúc Sơn)
Biểu đồ 2.2: Thị phần của công ty và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hà Nội từ năm 2018 – T6/2021.
Sức cạnh tranh của công ty được thể hiện thông qua thị phần của công ty trên thị trường. Thị phần của công ty càng lớn thì chứng tỏ rằng công ty là một đối thủ mạnh so với các công ty khác trong cùng lĩnh vực. Thông qua biểu đồ trên qua giai đoạn từ năm từ năm 2018 đến tháng 6 năm 2021, ta có thể thấy thị phần của Công ty TNHH Hiếu Nguyễn Vĩnh Phúc và Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Phát có sự tương đương nhau, không chênh lệch nhau nhiều. Năm 2018, thị phần của Phúc Sơn 2 đạt cao nhất với 24%, Thành Công Vĩnh Phúc là 21%, Hiếu Nguyễn Vĩnh Phúc là 17% và Việt Phát có thị phần thấp nhất với 13%. Thị phần của các công ty đều đạt được sự gia tăng qua các năm hoạt động trên thị trường. Sang đến năm 2020, thị phần của Phúc Sơn 2 vẫn ở mức cao nhất đạt 31%, và Việt Phát vẫn thấp nhất với 19%. Thị phần của Thành Công Vĩnh Phúc đạt mức cao, chỉ đứng sau Phúc Sơn 2 do quy mô công ty đang còn khá nhỏ và thời gian hoạt động thấp hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2021, thị phần của các công ty vẫn tiếp tục có sự gia tăng nhẹ và thứ tự thị phần của các công ty vẫn duy trì như những năm trước không có sự biến chuyển. Tuy thị phần của công ty có sự tăng trưởng nhưng mới chỉ tăng nhẹ và chưa đạt yêu cầu chỉ tiêu mà ban lãnh đạo đã đề ra. Do đó, Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc cần thúc đẩy cung cấp đa dạng các mặt hàng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ để nâng cao thị phần. Từ
đó công ty có thể phát triển năng lực cạnh tranh tốt hơn.