5. Kết cấu đề tài
2.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến đẩy mạnh xuấtkhẩu thủysản ViệtNam sang
sang thị trƣờng EU
a) Nhân tố khách quan
Thứ nhất, Nhu cầu của thị trường EU
Đây là yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng quan trọng, quyết định đến khả năng thành công của sản phẩm xuất khẩu. Sự biến động của thị trường EU ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng duy trì vị thế của mỗi sản phẩm doanh nghiệp của các quốc gia xuất khẩu trên bản đồ cạnh tranh. Qui mô và xu hướng biến động của thị trường EU sẽ kéo theo sự thay đổi trong cạnh tranh của sản phẩm. Những biến động này có thể làm mất đi
những thế mạnh hiện tại mà sản phẩm thủy sản đang có nhưng cũng có thể mang lại cơ hội mới cho sản phẩm. Với sản phẩm thủy sản nhu cầu tại thị trường EU được xác định thông qua hai nhu cầu cơ bản. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản nội địa phụ thuộc vào quy mô dân số và khối lượng tiêu dùng bình quân nhu cầu phục vụ xuất khẩu
Thứ hai, Rào cản thương mại thị trường EU
EU là thị trường phát triển vốn có nhu cầu cao về các sản phẩm tiêu d ng đang có xu hướng dựng lên ngày càng nhiều các hàng rào thương mại, làm tăng thêm sức ép về việc tạo dựng các lợi thế cạnh tranh ngoài những lợi thế quốc gia sẵn có của các nước đang phát triển. Đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu các quốc gia nhập khẩu thường xây dựng các rào cản thương mại sau: Các rào cản về quy trình và thủ tục nhập khẩu thủy sản; các rào cản về kiểm tra, kiểm soát nhập khẩu thủy sản của các cơ quan quản lý các rào cản về thuế các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gỏi nhãn mác thủy sản nhập khẩu, các rào cản liên quan đến xuất xứ, nguồn gốc thủy sản xuất khẩu các rào cản quy định về môi trường.
b) Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật
Điều kiện về yếu tố sản xuất giữ vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu ở bất kỳ một quốc gia nào. Trong hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu, các điều kiện về yếu tố sản xuất được xem là nền tảng của lợi thế mà các doanh nghiệp, các ngành có thể tận dụng từ quốc gia của mình để tạo ra các sản phẩm có năng lực cạnh tranh. Các yếu tố đầu vào sản xuất cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu có thể kể đến như: Tiềm năng về nguồn lợi thủy sản là những tác nguyên sinh vật trong môi trường nước, có giá trị kinh tế được con người khai thác; nguồn nhân lực cho ngành thủy sản thể hiện qua số lượng, kỹ năng, trình độ và đạo đức nghề nghiệp, công nghệ trong nuôi trồng, công nghệ đánh bắt, công nghệ bảo quản sau thu hoạch công nghệ chế biến.
Thứ hai, Vai trò của Chính phủ
Vai trò của chính phủ thể hiện thông qua việc kết nối và khuyếch đại các nhân tố của năng lực cạnh tranh sản phẩm. Chính sách của chính phủ có thể tạo ra một môi trường cho phép doanh nghiệp đạt được lợi thế của mình. Vai trò của chính phủ đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu được thể hiện qua các nội dung như sự hỗ trợ của chính phủ đối với lĩnh vực thủy sản đưa ra các quy định đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu và kiểm soát việc thực hiện của các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu như tham gia vào các tổ chức các cộng đồng kinh tế, ký kết các hiệp định thương mại.
Thứ ba, Các ngành hỗ trợ và liên quan
sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Hon nữa, mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngành sẽ tạo điều kiện đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ để duy trì các lợi thế bền vững hơn. Trong chuỗi giá trị của sản phẩm, sự gắn kết của các công đoạn trong qui trình sản xuất kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập sự bền vững trong sự phát triển của sản phẩm. Các ngành hỗ trợ và liên quan cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu phải kể đến: Hậu cần nghề cá bao gồm hệ thống thủy lợi, cảng cá sản xuất tàu thuyền, hệ thống kho lạnh các hiệp hội thủy sản, hệ thống ngân hàng cung cấp tài chính cho ngành thủy sản, các tổ chức đào tạo, nghiên cứu về thủy sản.
Thứ tư, Chính trị, xã hội và quân sự
Sự ổn định hay không ổn định về chính trị xã hội cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chính trị , các quan điểm chính trị , xã hội đều tác động trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực, mặt hàng và đối tác kinh doanh. Mặt khác các xung đột lớn hay nhỏ về quân sự trong nội bộ Việt Nam và giữa các quốc gia dẫn đến sự thay đổi lớn về các chính sách kinh tế, chính trị, quân sự. Từ đó tạo ra các hàng rào vô hình ngăn cản hoạt độnh kinh doanh quốc tế đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu.