Hạn chế và nguyênnhân

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài đẩy MẠNH XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU (Trang 45 - 48)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2 Hạn chế và nguyênnhân

a) Hạn chế

Mặc dù thị trường EU là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của nước ta nhưng hiện tại chúng ta vẫn còn có những khó khăn khi thâm nhập vào thị trường này.

Thứ nhất, thiếu nhân lực trầm trọng. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, EU hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ chiếm tỷ trọng trên 11%. Trong đó, những thị trường chi phối trong khối này là Hà Lan, Đức, Bỉ, Italy là những thị trường chính tiêu thụ tôm và cá ngừ của Việt Nam. Cùng với đó kinh tế các nước EU đang hồi phục nhờ những chuyển biến tích cực sau chương trình tiêm phòng vắc xin chống Covid và các gói hỗ trợ sau Covid. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của thị trường EU bắt đầu tăng mạnh từ tháng 3 năm 2021 và dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc trong nửa cuối năm. Thế nhưng, dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam đang diễn biến rất phức tạp. Các công ty thủy sản rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn. Hàng trăm công nhân đã phải đi cách ly tập trung khiến nhiều công ty không đủ nhân lực để đảm bảo hoạt động sản xuất. Đồng thời, nhiều công nhân lo ngại bị lây nhiễm nên không dám đi làm. Do đó, nhiều doanh nghiệp có đến 30%, thậm chí tới 50% số công nhân xin nghỉ việc khiến hoạt động sản xuất rơi vào tình trạng “nghỉ Tết” sớm.

Thứ hai, Doanh nghiệp đối mặt với chi phí tăng giảm nguyên liệu. Từ khi dịch COVID-19 xảy ra, hàng loạt chi phí đều tăng cao, mức tăng 1,5-2 lần so với trước. Khi dịch bệnh lây lan mạnh hơn tại các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long, DN phát sinh thêm các chi phí cho công nhân ăn ở, sinh hoạt, phụ cấp, xét nghiệm COVID-19…Vì

thế, nhiều DN rơi vào cảnh khốn khó.

Thứ ba, chưa xây dựng được cơ chế quản lý hiệu quả từ TW đến địa phương để thực thi các chính sách chống khai thác IUU. Thẻ vàng của EC đã ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU và thậm chí có thể gây ra hiệu ứng domino ở các thị trường nước ngoài khác. Ngoài ra, trong thời gian cảnh báo thẻ vàng, tất cả các container thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam có thể bị hải quan kiểm tra từ 3 đến 4 tuần, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chịu chi phí lớn hơn, chưa kể các container có thể bị đưa về Việt Nam. Về lâu dài, các khách hàng từ EU có thể ngừng đặt hàng từ Việt Nam, đồng thời các thị trường nước ngoài khác có khả năng áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các nước bị thẻ vàng như Việt Nam.

Thứ tư, chưa ngăn chặn được triệt để tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, chưa hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, vẫn còn nhiều tàu mất tín hiệu kết nối với hệ thống. Việc xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là các hành vi vi phạm nghiêm trọng theo Nghị định số 42/2019, các lực lượng chức năng chưa thật sự kiên quyết. Ngoài ra kinh phí chi cho các nhiệm vụ về phòng, chống khai thác IUU vẫn chưa được bố trí kịp thời.

Thứ năm, công nghệ chế biến thủy sản vẫn còn lạc hậu cho nên thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và giá trị gia tăng còn ít cho nên chưa vận dụng những ưu đãi về thuế mà hiệp định đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng: cá tra, cá basa, cá mực cá ngừ. Mẫu mã còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng. Chất lượng hàng thủy sản chưa cao chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe về số lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu sang EU.

Thứ sáu, sức cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu còn thấp. Tuy hàng thủy sản của Việt Nam có sức cạnh tranh trên thi trường EU nhưng vẫn thấp so với đối thủ: Trung Quốc, Ấn Độ… có thể thấy điều này qua thị phần của Việt Nam còn nhỏ hơn so với các nước này. Sức cạnh tranh hàng thủy sản tăng nhưng không ổn định, tốc độ tăng còn chậm. Điểm yếu nhất của sức cạnh tranh hàng thủy sản của Việt Nam là khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao.

b) Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Do nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường chính sụt giảm bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Trong hai năm trở lại đây tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng không ít tới nhu cầu nhập khẩu tại các nước của thị trường EU.

nhập khẩu, kiểm dịch…đối với xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang thị trường EU. Trong đó, mặt hàng cá tra và tôm còn bị áp lực bởi kết quả xem xét hành chính POR8 thuế chống bán phá giá và mặt hàng tôm đứng trước nguy cơ bị áp thuế chống trợ cấp. Hàng thủy sản Việt Nam trong thời buổi hiện nay chưa thể đáp ứnghết được các tiêu chuẩn hết sức khắt khe đó cho nên sản lượng xuất khẩu thủysản của Việt Nam vào thị trường EU chưa thể hiện rõ được tiềm lực thủy sảncủa Việt Nam

Thị trường EU có một hệ thông kênh phân phối phức tạp. Do các siêu thị, các công ty bán lẻ hay các cửa hàng ở thị trường EU không mua hàng trực tiếp từcác nhà xuất khẩu nước ngoài mà thông qua các trung tâm thu mua lớn của EU hay các công ty xuyên quốc gia do đó các mặt hàng muốn vào thị trường EU phải thông qua các công ty này. Do đó đã hạn chế khả năng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, cũng như việc đa dạng hoá và nâng giá bán.

Nguyên nhân chủ quan

Nguồn cung nguyên liệu không ổn định. Theo đó, d đã tìm ra nguyên nhân của Hội chứng tôm chết sớm là do vi khuẩn Vibrio, nhưng diện tích nuôi tôm ở 7 tỉnh trọng điểm ĐBSCL Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang đã bị giảm và thiệt hại đáng kể, đặc biệt là tôm sú, dẫn đến nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt. Đối với các sản phẩm khai thác, dù sản lượng thực tế tăng nhưng thiếu sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho XK do bảo quản sản phẩm sau thu hoạch chưa tốt, nhất là với mặt hàng cá ngừ.

Nhiều DN ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do đơn đặt hàng thấp, thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng và thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước.

Ngành sản xuất thủy sản của Việt Nam chủ yếu theo hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ thêm vào đó các doanh nghiệp Việt Nam ít có sự liên kết với nhau. Điều này khiến các doanh nghiệp hầu như đơn độc trước sự cạnhtranh của các đối thủ nước ngoài trước thị trường rộng lớn. Nó cũng là nguyênnhân dẫn tới thiếu việc thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, về nhu cầu sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng.

Nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Cạnh tranh mua nguyên liệu giảm giá bán để tranh khách hàng; lạm dụng hóa chất để tăng trọng, vi phạm các quy định ghi nhãn mác sản phẩm. Những điều này đã bị đổi thủ nước ngoài lợi dụng, gây tác hại tới uy tín và quyển lợi chung của cộng đồng doanh nghiệp ảnh hường không tốt đến khả năng cạnh tranh hàng hóa thủy sản xuất khẩu. Điều này tạo ra cung cầu ảo gây ra sự sai lệch về giá cả rất lớn.

CHƢƠNG III: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài đẩy MẠNH XUẤT KHẨU THỦY sản VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w